Có nhiều người suy nghĩ rằng cơ khí thường chỉ gắn liền với sửa chữa máy móc, chân tay lấm lem dầu nhớt, công việc nặng nhọc, tuy nhiên, đó chỉ là những ý nghĩ cách đây rất lâu khi nền kinh tế chưa được hội nhập và mở rộng. Còn ngày nay, khi nhắc đến cơ khí nói chung, đó là sự vận dụng chủ yếu các nguyên lí Vật lý học (như động lực học, nhiệt học, bảo toàn năng lượng,…), kỹ thuật và khoa học để thiết kế, phân tích, vận hành, bảo dưỡng,… một quy trình sản xuất máy móc cụ thể.
Cơ hội việc làm của ngành cơ khí
Ngành cơ khí là một ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao, với mức lương hấp dẫn. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nhu cầu nhân lực ngành cơ khí trong giai đoạn 2021-2025 là khoảng 1,5 triệu người.
Mức lương của kỹ sư cơ khí dao động từ 8 triệu đến 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và năng lực của người lao động.
Để có cơ hội việc làm tốt, sinh viên ngành cơ khí cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên cần rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
Xem thêm: Thống Kê Sản Xuất Là Gì? Mắt Xích Quan Trọng Trong Dây Chuyền Sản Xuất
Những đặc thù và yêu cầu của ngành
Mặc dù hiện nay có robot thay thế con người làm việc trong các công đoạn nguy hiểm, tuy nhiên đặc thù của nghề là bạn vẫn phải tiếp xúc với các linh kiện, kim loại, phụ tùng, khuân vác dụng cụ nên sức khỏe là điều kiện tiên quyết để bạn có thể hoàn thành công việc hằng ngày tốt hơn.
Mặt khác, vì lí do tiếp xúc với máy móc, và phần nhiều thời gian là thực hành ở trong xưởng nên nam giới được ưu tiên hơn trong ngành này, thế nhưng các bạn nữ nếu có đam mê vẫn có thể làm trong lĩnh vực cơ khí với vai trò như chuyên viên thiết kế, giám sát, kiểm định.
Hàng trăm chi tiết máy được lắp ráp lại mới có thể hoàn thiện được một chiếc ô tô cơ bản, bạn hãy tưởng tượng xem chỉ cần sơ suất 1 lỗi nhỏ thôi, toàn bộ quá trình có thể gặp trục trặc và quay trở về khâu xuất phát điểm, vì vậy, tính cẩn thận và tỉ mỉ luôn được yêu cầu cao trong từng công đoạn dù là nhỏ nhất. Hơn nữa, nếu không phát hiện được lỗi sai kịp thời mà cho tiếp tục tiến hành sản xuất, nguy cơ cao là chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng và công ty sẽ bị thiệt hại không hề nhỏ.
Các bạn nhớ lưu ý về mặt thời gian khi đăng ký trực tuyến
Khác với chiếc xe ô tô đồ chơi mà chúng ta tự do tháo ra rồi lắp lại một cách dễ dàng như lúc nhỏ, mà thực hành trên chiếc ô tô thật, chất lượng và dịch vụ từ chính tay các bạn làm ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ty và nhu cầu khách hàng. Do vậy, ngành cơ khí ô tô đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết chuyên sâu về các nguyên lí, máy móc, thế nên chúng ta nên có đam mê và nhiệt huyết với ngành thì mới có thể cho ra đời những sản phẩm toàn diện về mặt chất lượng.
Đặc thù quan trọng nhất của ngành cơ khí ô tô đó chính là tay nghề, dù bạn có giỏi lý thuyết đến mấy mà không có tay nghề vững thì bạn cũng không thể trở thành một kỹ sư hay một chuyên viên giỏi được, gần phân nữa thời gian học ngành này chúng ta sẽ có các tiết thực hành trên ô tô, vì vậy hãy cố gắng tiếp thu thật tốt nhé!
Phân tích ưu nhược điểm của từng trường
Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của bản thân, thí sinh có thể lựa chọn trường đại học hoặc cao đẳng để theo học ngành cơ khí.
Nếu thí sinh có mong muốn được học tập trong môi trường đào tạo chất lượng cao, có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới và có mức lương hấp dẫn sau khi tốt nghiệp thì có thể lựa chọn trường đại học. Nếu thí sinh có nhu cầu tiết kiệm thời gian và chi phí học tập, có thể lựa chọn trường cao đẳng.
Xem thêm: Lãnh Đạo Và Quản Lý Khác Nhau Như Thế Nào? Mục Tiêu, Tầm Nhìn, Kỹ Năng Và Hành Vi
Như vậy, việc lựa chọn trường học ngành cơ khí thật sự là một quyết định quan trọng đối với thí sinh. Để đảm bảo sự phù hợp và thành công trong tương lai, họ cần thực hiện một sự cân nhắc kỹ lưỡng với các yếu tố quan trọng.
Hãy tận dụng tư vấn từ thầy cô, bạn bè, và người thân, nghiên cứu thông tin trên website và mạng xã hội của các trường học, cùng tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực. Đừng ngần ngại liên hệ CEO Trần Anh Đức để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết về lựa chọn trường học lý tưởng.
Một số tiêu chí lựa chọn trường học ngành cơ khí
Để lựa chọn được trường học ngành cơ khí phù hợp, thí sinh cần cân nhắc các yếu tố sau:
Chất lượng đào tạo: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn trường học ngành cơ khí. Thí sinh nên tìm hiểu về chất lượng đào tạo của trường thông qua các phương pháp như tham khảo ý kiến của các chuyên gia, sinh viên, xem xét các đánh giá của các tổ chức uy tín,…
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp sinh viên học tập và thực hành tốt hơn. Thí sinh nên tìm hiểu về cơ sở vật chất của trường thông qua website, mạng xã hội,…
Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Thí sinh nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của trường thông qua website, mạng xã hội,…
Học phí: Học phí là một yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn trường học. Thí sinh nên tìm hiểu về học phí của trường thông qua website, mạng xã hội,…
Địa điểm: Thí sinh nên lựa chọn trường học ở gần nhà hoặc ở khu vực thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt.
Xem thêm: Quản Lý Dự Án Sản Xuất Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết
Ngành cơ khí là một ngành học rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên ngành cơ khí sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng về thiết kế, chế tạo và vận hành các loại máy móc, thiết bị.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất, chế tạo máy móc, thiết bị. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, phát triển, giảng dạy,…
Dưới đây là top 3 trường đào tạo ngành cơ khí chất lượng nhất ở 3 miền Việt Nam:
Xem thêm: 5 Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý Hiệu Quả: Chìa Khóa Thành Công Trong Thời Đại Mới
Kỹ năng cần có của một kỹ sư cơ khí
Để thành công trong ngành cơ khí, sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, bao gồm:
Cơ khí ô tô được dự đoán là ngành thế mạnh trong những năm sắp tới
Về phần cơ khí ô tô có thể hiểu như sau: Trong quá trình sản xuất ra một chiếc ô tô cần rất nhiều phân đoạn cũng như có đến hàng chục, hàng trăm chi tiết máy phải lắp ráp, công nhân cũng sẽ vận dụng những nguyên lý được đề cập ở trên để hoàn thiện các công đoạn như thiết kế thân máy, chi tiết máy; sản xuất, lắp ráp phụ tùng, khung xe, bánh xe; cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng ,… với mục đích cho ra lò những sản phẩm hoàn thiện nhất về chất lượng.
Một điều cần lưu ý nữa đó là do Công nghệ-Khoa học-Kỹ thuật ngày càng được cải thiện, máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài nên quá trình lao động chân tay sẽ được thay bằng các dây chuyền sản xuất tự động với môi trường an toàn và chuyên nghiệp hơn, vì vậy, việc thiết kế và điều khiển các quá trình sản xuất sẽ càng được chú trọng.
Học về ngành cơ khí ô tô, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về từng động cơ trong ô tô, hệ thống điện, hệ thống nhiệt, hệ thống tự điều khiển, hệ thống truyền lực, công nghệ chẩn đoán, sửa chữa, hệ thống kiểm định và an toàn trong ô tô,…quan trọng nhất đó chính là hơn 50% thời gian trong quá trình học sẽ được dành cho các kỹ năng thực hành để các bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên lí hoạt động của những chi tiết máy mình được học lý thuyết trên lớp.
Sau khi ra tốt nghiệp ra trường, sẽ có một số ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí ô tô các bạn có thể làm như: kĩ sư cơ khí ô tô, giám sát sản xuất các khâu (thiết kế, lắp ráp, kiểm định, sửa chữa,…), chuyên viên thiết kế (trên các phần mềm đồ họa cơ khí 2D-3D), công nhân kỹ thuật, kiểm định viên (tại các trạm, hãng, hoặc 1 bộ phận cụ thể ở trạm, hãng,…), nhân viên kinh doanh tại các công ty ô tô,…