Có người ví tình thương của cha mẹ trong cuộc đời này giống như một bản trường ca, có khúc hào hùng, có khúc bi tráng.

Cảm động trước câu chuyện người mẹ kiệt sức nuôi 10 con để đến năm 80 tuổi lại bị ruồng bỏ

Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá!

Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ. (Ảnh minh họa)

Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. Người ta, ai nhìn vào hoàn cảnh của bà cũng thấy ái ngại. Trong nhà tài sản chẳng có gì, cái nghèo, cái đói đang thường trực vây quanh. Mọi người lo lắng rồi không biết mẹ con bà sẽ sống ra sao trong cái thời buổi khốn khó này. Có người khuyên bà nên đi bước nữa, biết đâu có thêm đàn ông trong nhà, bà sẽ bớt đi một phần gánh nặng. Cũng có người mach nước hay là bà cho bớt vài đứa con đi ở. Chúng sẽ vừa kiếm được tiền nuôi thân mà bà cũng bớt khổ. Nhưng cả hai phương án trên đều bị bà quả quyết bỏ qua.

Bà nhất định không tái giá nữa. Bà muốn giữ trọn đạo phu thê với người chồng quá cố. Còn về chuyện cho con đi ư? Chỉ trừ khi bà chết đi. Còn nếu bà vẫn sống, bà sẽ giữ chặt con bên mình, kể cả chỉ ăn rau, húp cháo loãng cũng không bao giờ bà để con phải đi làm kẻ hầu người hạ cho gia đình khác. Mười đứa con chính là tài sản quý giá nhất mà bà có, là những kỉ niệm đẹp nhất của bà và chồng bà. Bà chẳng có lộc về tiền tài thì bà có lộc về đường con cái. Bà luôn tin, rồi con cái bà sau này sẽ làm bà mát mặt.

Bà làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt để chạy ăn từng bữa cho các con. Các con bà lại cứ cách nhau 1 năm 1 nên lớn không lớn hẳn, nhỏ không nhỏ hẳn. Đứa lớn chỉ có thể giúp bà bằng cách trông các em bên dưới để bà yên tâm đi làm mà thôi. Đồng lương làm được ngày nào, bà đổ dồn hết vào tiền mua gạo, mua thức ăn. Nói thức ăn nghe cho có chứ chỉ có vài con cá khô, ít tép nhỏ, lạc rang. Có hôm, bới cơm cho các con ăn xong, quay ra nhìn nồi cơm đến chút cháy cũng chẳng còn mà bà không bao giờ kêu khổ. Bà chỉ cần các con bà được ăn no là đủ rồi.

Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. (Ảnh minh họa)

Ban đêm, bà lại chẳng nghỉ, đặt lưng một chút cho đỡ mỏi rồi bà lại hì hục dậy đi xay đậu thuê cho nhà hàng xóm để họ làm đậu bán sớm. Bà chẳng nề hà bất cứ một việc gì, ngay cả là bốc vác, những công việc nặng nhọc của đàn ông. Miễn sao, bà lo đủ được cho các con mình. Thậm chí có lúc đói đến hoa mày chóng mặt, bà cũng dám mua lấy một củ khoai, chỉ uống nước lã cầm hơi còn mang tiền về mua thức ăn nuôi con. Nhìn bà vất vả, khổ cực như thế, ai cũng mong rồi sau này khi lớn, con cái bà sẽ hết lòng báo hiếu, rồi bà chẳng có sức mà hưởng. Thế mà...

Các con bà rồi cũng khôn lớn, trưởng thành. Đứa nào cũng đã có công việc ổn định. Vài người con cũng đã lập gia đình. Bà cũng đã già yếu lắm ở cái tuổi 80, bởi bao tháng năm lăn lộn, sự vất vả đã vắt kiệt sức lực của bà. Cứ tưởng đây là lúc bà sống để được hưởng phúc thì nào ngờ.

- Anh là lớn, anh phải nuôi mẹ là đúng rồi. Sao lại đùn đẩy trách nhiệm cho chúng em.

- Tôi là lớn nhưng đã có gia đình. Tôi còn phải lo cho vợ, cho con tôi. Các cô các chú chưa lập gia đình thì chăm sóc bà đi. Nếu không thì góp tiền vào đây để thuê người chăm sóc bà.

- Anh chị tưởng tiền là vỏ hến hay sao mà cứ thích bỏ ra là bỏ ra được. Cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được đấy chứ.

Bà nằm trong buồng, nghe con cái cãi nhau về chuyện nuôi mình mà nước mắt cứ thế tuôn rơi. Thật sự trong giấc mơ, bà cũng vẫn luôn mơ thấy gia đình con cái vui vầy, hòa thuận, đầm ấm. Thế mà giờ đây... Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá! Bà đã dành trọn hết cuộc đời mình, hy sinh nhưng niềm vui riêng của bản thân, nhịn ăn, nhịn mặc để dành cho con tất cả những gì mình có. Thế mà bây giờ, con cái bà lại trả ơn bà bằng những câu cãi vã nhau hàng ngày. Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ.

Không muốn con cái cãi vã nhau, xô xát, đánh chửi nhau, bà lẳng lặng dọn về mái nhà tranh cũ khi xưa sống một mình. Con cái bà biết chuyện cũng chẳng hề ngăn cản. Thậm chí chúng còn:

- Đúng rồi, mẹ về đấy ở cho thoải mái. Rồi hàng ngày chúng con sẽ thay phiên nhau cơm nước đầy đủ cho mẹ.

Bà không nói gì, chỉ lẳng lặng quay đi. Ngồi ở thềm cửa, nhớ về những năm tháng khi xưa, khi những đứa con của bà còn nhỏ, vẫn hay cùng bà ngồi ở thềm cửa này, tíu tít kể chuyện cho bà nghe. Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Người ta vẫn thường chẳng nói: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con đấy ư? Các con bà không biết khi nghe được nỗi lòng này của bà, còn thấy xót xa, có thấy tủi hổ, tội lỗi hay không đây?

Yêu nhau 7 năm chỉ được làm vợ 1 ngày và câu chuyện đọc rơi nước mắt Không ai ngờ được cuộc đời lại trớ trêu đến như vậy, tôi và anh đã đấu tranh suốt 7 năm ròng rã, vậy mà tôi lại cay đắng chịu mất anh chỉ sau ngày cưới có 1 ngày. Tôi đau đớn ôm anh khóc nức nở. (Ảnh minh họa) Tôi có 1 mối tình kéo dài 7 năm, suốt quãng thời gian...

TP - Nhiều người trẻ chọn cách tránh xa tình yêu, dành thời gian cho công việc đang vật vã đối mặt với cảm giác lạc lõng vì xung quanh ai cũng có cặp, có đôi. Một số khác còn bất hòa với chính cha mẹ ruột bởi áp lực giục cưới chồng, cưới vợ và sinh con.

Vài tuần gần đây, Thanh Minh (28 tuổi, lập trình viên tại TPHCM) nhận được “cơn mưa” mời cưới vào cuối năm. Tiệc tùng đến ào ạt, bạn bè dần lập gia đình trong khi bản thân vẫn “đi sớm về khuya một mình”, anh chàng đôi lúc cảm thấy lạc lõng, chạnh lòng.

“Lướt mạng, tôi thấy mọi người đăng ảnh đi du lịch với người yêu, ra mắt nhà vợ sắp cưới, thậm chí có người đưa con đi nhà trẻ, tôi chẳng dám bình luận chúc mừng, vì sợ đối diện với câu hỏi bao giờ được cho ăn cỗ. Ngay cả khi tham gia các buổi tụ tập bạn bè, tôi cảm thấy khó kết nối hơn trước. Khi mọi người nói chuyện về cách giữ lửa hôn nhân, nuôi dạy con cái thì tôi không biết phải nói gì. Cảm giác như tôi đang ở một thế giới khác”, Minh bộc bạch.

Sau mỗi ngày tan ca, Minh tìm đến game và lướt mạng để giết thời gian. Từ một nam sinh hoạt bát, cán bộ năng nổ của lớp đại học, Minh dần ít nói, ngại giao du và khó khăn hơn trong việc kết nối cảm xúc với một ai đó. Thức khuya, hay đặt đồ ăn nhanh qua mạng là lý do khiến cân nặng của anh tăng nhanh, khó kiểm soát. Điều này càng làm Minh tự ti hơn mỗi khi đến nơi đông người.

Từng nghĩ có sự nghiệp vững chắc thì mọi thứ sẽ ổn, Minh thừa nhận việc đắm chìm trong công việc đã khiến anh lỡ dở nhiều cơ hội tình cảm. “Đến khi mọi thứ ổn định rồi, tôi lại cảm thấy thiếu thốn về mặt tình cảm. Tôi nặng trĩu mỗi khi nghĩ đến việc lấy vợ, sinh con”, Minh bày tỏ.

Không chỉ suy giảm sức khỏe thể chất, những suy kiệt về sức khỏe tinh thần cũng là vấn đề hội “ế lâu năm” đối diện. Có mặt trong hơn 10 nhóm chat trao đổi công việc, Phương Linh (29 tuổi, phụ trách nhân sự tại TPHCM) từ lúc mở mắt đến lúc chìm vào giấc ngủ không lúc nào rời khỏi màn hình điện thoại. Thậm chí, ngay lúc ăn trưa hay đi tắm, cô cũng phải thỉnh thoảng đưa mắt kiểm tra xem có tin nhắn của đồng nghiệp gửi tới hay không.

“Nhiều người tưởng tôi nhắn tin với người yêu nhưng đâu phải vậy. Thấy thông báo tin nhắn hay cuộc gọi nhỡ là tôi hoa mắt, mệt mỏi”, Linh kể về những biểu hiện đầu tiên của chứng rối loạn lo âu mà trước đây cô không hề biết đến.

Áp lực công việc đè nặng nhiều ngày, không cân bằng giữa việc kiếm tiền và chăm sóc bản thân, ngủ không sâu giấc, ít vận động là một trong những yếu tố khiến Linh suy kiệt.

“Áp lực đè nặng khiến tôi luôn trong trạng thái căng thẳng, dẫn đến tình trạng khó ngủ, thậm chí nếu ngủ được thì cũng mơ bị sếp mắng. Đó là một vòng luẩn quẩn chưa có lời giải. Kiếm tiền để có một cuộc sống tốt hơn, nhưng lại không còn đủ thời gian để sống đúng nghĩa. Tôi thèm cảm giác được yêu thương nhưng đã lâu rồi chưa có ai kề cạnh”, Linh bày tỏ.

Số liệu từ Cục Thống kê cho thấy độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại Việt Nam đang tăng rõ rệt, đặc biệt ở các đô thị và khu vực phát triển kinh tế. Năm 2023, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu cả nước là 27,2 tuổi, trong khi con số này vào năm 2021 là 26,2 và năm 1999 là 24,1. TPHCM ghi nhận mức tăng đáng kể, với độ tuổi kết hôn trung bình là 30,4 tuổi vào năm 2023, lần đầu tiên vượt mốc 30 tuổi. Trong vòng 5 năm, từ 2019 đến 2023, độ tuổi này tại TPHCM tăng từ 27,5 lên 30,4 tuổi, trung bình mỗi năm tăng 0,7 tuổi.

Xu hướng kết hôn muộn cũng thấy rõ tại các vùng có đô thị lớn và kinh tế phát triển. Năm 2023, tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở Hà Nội là 27,9 tuổi và Quảng Ninh là 27,4 tuổi, đều cao hơn mức trung bình quốc gia. Tại khu vực Đông Nam bộ, các tỉnh thành như Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai cũng phản ánh xu hướng này với độ tuổi kết hôn trung bình liên tục tăng qua từng năm.

Có những người bạn thân để chia sẻ mỗi lúc buồn, có sở thích chơi cầu lông và đan len nên Thanh Nhàn (28 tuổi, ngụ quận 7, TPHCM) không cảm thấy cô đơn mà cho rằng một mình vẫn rất ổn. Tuy vậy, cô lại đối diện với áp lực từ chính ba mẹ của mình. Vài ngày gần đây, khi canh đặt vé máy bay về quê nghỉ Tết, Nhàn nhấc lên rồi lại đặt xuống vì nghĩ đến cảnh khi phải đối diện với họ hàng, người thân trước sự hối thúc tìm người yêu, lấy chồng, sinh con.

Cô ám ảnh vì gặp ai cũng bị hỏi “Bao giờ lấy chồng?”. Là gia đình tứ đại đồng đường, ngày Tết với gia đình Nhàn là chuỗi ngày tất bật lễ lạt, tiệc tùng. Không thể tránh mặt người thân, Nhàn luôn bị hối thúc, thậm chí mai mối dù nhiều lần cô thẳng thừng từ chối.

“Mẹ tôi từng bỏ ra vài triệu đồng tìm đến thầy bói cắt duyên âm vì nghĩ làm như vậy tôi sẽ nhanh chóng có người yêu. Biết chuyện, tôi nhất quyết cản nhưng mẹ không đồng ý. Kết quả là mẹ con tôi không nói chuyện với nhau một tuần. Dù biết mọi người hối thúc cũng vì yêu thương và lo lắng nhưng tôi không hề thoải mái với việc này”, Nhàn bày tỏ.

Giống như Nhàn, Ý Nhi (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) cũng bị phụ huynh thúc giục cưới. Từ quê, mẹ của Nhi gọi điện nói cô sắp xếp công việc để về nhà xem mắt con một người bạn của bà. Nhi từ chối khéo với lý do bận việc và mâu thuẫn cũng từ đó mà ra. “Tôi nói là con chưa sẵn sàng hẹn hò, thế là mẹ mắng, nói tôi suy nghĩ nông cạn. Một câu chuyện nhưng mẹ cứ nói mãi, sau một hồi căng thẳng, tôi cúp máy và khóc ngon lành”, Nhi kể.

Chật vật tìm kiếm công việc sau khi ra trường, Nhi cho biết mức lương hiện tại của cô chỉ đủ sống, trả tiền nợ vay lúc học đại học và gửi biếu ba mẹ một ít mỗi tháng. Thời gian tới, cô còn muốn học thạc sĩ để nâng cao chuyên môn, nhằm tìm kiếm cơ hội thăng tiến cao hơn trong công việc. Nhi cảm thấy tài chính chưa vững vàng để lập gia đình song mẹ cô lại không nghĩ như vậy. Câu chuyện không đi đến hồi kết vì ai cũng có lý lẽ của riêng mình.

“Mẹ tôi so sánh với thời của bà 30 năm về trước. Bà bảo khi xưa không đủ ăn nhưng ba mẹ một nách 3 con, vẫn nuôi chúng tôi khôn lớn trưởng thành. Nhưng mẹ đâu hiểu rằng thời đại bây giờ đã khác xưa, không thể có chuyện một túp lều tranh hai quả tim vàng. Tôi không biết chia sẻ thế nào cho mẹ hiểu”, Nhi nói.