Phẩm chất đạo đức là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của con người tốt hay xấu, lợi hay hại, về những điều được khuyến khích, cấm kị, hoặc về nghĩa vụ của mỗi con người.

Trung tâm ngoại ngữ Chuyên Ngữ Đức - Germancenter-ST

139D Nguyễn Đình Chính, P. 8, Quận Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Tel.: (+84) 028 38 44 75 42Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Học ngoại ngữ bây giờ đã trở thành một thứ không thể thiếu đối với những bạn học sinh trẻ tuổi. Thậm chí đến cả những người lớn đang đi làm cũng có nhu cầu học ngoại ngữ. Vì nó có thể giúp chúng ta mở rộng cơ hội nghề nghiệp tương lai. Các doanh nghiệp bây giờ bây giờ chú trọng tuyển những người biết nhiều ngôn ngữ. Vậy câu hỏi được đặt ra là học ngoại ngữ nào giúp bạn kiếm được công việc tốt?

Nếu như bạn là người Việt thì đã quá quen thuộc với tiếng Anh rồi, vì ngôn ngữ này bây giờ đã trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục đào tạo của Việt Nam. Nếu như bạn có nhu cầu học một ngôn ngữ khác thì có thể lựa chọn tiếng Hoa hoặc bạn muốn được làm việc tại các công ty bên các nước phương Tây thì có thể chọn tiếng Đức. Tiếng Đức chỉ phổ biến sau tiếng Anh bên châu Âu. Hôm nay các bạn hãy cùng Phương Nam Education bắt đầu học tiếng Đức bài 1 chủ đề Hallo (xin chào).

Học tiếng Đức bài 1: Hallo (xin chào)

Trong phần bài 1 chúng ta hãy cùng tham khảo những kiến thức nhập môn cần thiết trong học tiếng Đức. Điều này là điều bắt buộc mà bất kỳ người mới nào cũng phải trải qua. Sau đây chính là hai phần quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ cẩn thận để sau này không phải lo bị mất căn bản.

Xem thêm: Phương pháp học phiên âm tiếng Đức

Việc học bảng chữ cái tiếng Đức là việc đầu tiên bạn phải làm khi mới bắt đầu học. Giống như khi bạn mới học tiếng Việt thì cũng bắt đầu từ bảng chữ cái tiếng Việt. Đây là điều cần thiết để các bạn có thể tiến tới học 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Có một tin mừng cho các bạn đó là bảng chữ tiếng Đức cũng được bắt nguồn từ bảng chữ của Latinh giống như nước ta, khác ở chỗ là có thêm 4 nguyên âm bị biến đổi. Cách phát âm thì giống như bên tiếng Anh, còn cách viết thì cũng tương tự. Tiếng Anh và tiếng Đức có nhiều điểm tương đồng, vì do hai ngôn đều xuất thân từ cùng châu lục, nếu như bạn là một người đã học tiếng Anh thì sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Khi học bảng chữ cái tiếng Đức thì các bạn hãy chắc chắn học kỹ phần phát âm của từng chữ. Nếu như là dùng để viết thì không gì, nếu như dùng để nói thì rất hay bị sai phần phiên âm. Các bạn có thể bỏ ra 1 giờ đồng hồ hàng để học hàng ngày, nếu như nhiều hơn thì sẽ gây thêm áp lực cho bạn, đây là điều không nên. Nếu như bạn vẫn chưa chắc thì có thể tự học theo các đoạn video hướng dẫn trên mạng. Nên nhớ bảng chữ cái tiếng Đức gồm có 30 chữ cái, trong đó có 26 chữ thông dụng và có cách viết giống tiếng Việt, nhưng lại có cách phát âm khác, hãy lưu ý phần này. Ngoài ra thì còn có 4 ký tự bị biến đổi: ä, ü, ö, ß. Trong đó ký tự ß là dạng viết đặc biệt đi cùng với 2 chữ s và z trong một số trường hợp đặc biệt.

Xem thêm: Tìm hiểu về mạo từ khi học tiếng Đức

Khi học phát âm tiếng Đức thì các bạn không chỉ học phần nguyên âm và phụ âm không, mà còn phải nghiên cứu những phần khác nữa. Trong tiếng Đức có những âm chết, có nghĩa là từ phát không ra tiếng khi nói, mà lại có mặt khi viết. Hoặc có những âm viết như thế này mà có cách phát âm khác. Các bạn mới có lẽ sẽ mất nhiều thời gian làm quen với những quy tắc khi mới học tiếng Đức. Học ngoại ngữ thì cũng giống như tập gym vậy, bạn phải luyện tập nhiều thì mới có cơ thể khỏe mạnh. Khi luyện thấy âm nào mình phát âm chưa chuẩn thì hãy tập lại. Trong tiếng Đức có 3 loại ký tự làm đuôi từ đó là auch, auf, aus. Cách để nhận biết chúng đó là nhờ vào âm cuối của chúng ch, f, s. Sau đây là giới thiệu đến các bạn những âm phổ biến trong học tiếng Đức:

Chữ d đứng cuối từ thường sẽ được phát âm như âm /t/ trong tiếng Đức, đều này tương tự như tiếng Anh. Khi phát âm thì bạn hãy có phát ra nghe chữ “tờ” ở đầu lưỡi. Tiếng Việt cũng có những trường hợp tương tự, từ “ví dụ” người miền Nam thường phát âm là “dí dụ”. Khi gặp phải những trường hợp như thế này thì mới có phân biệt văn nói và văn viết.

Âm k trong tiếng Đức có cách phát âm khác so với tiếng Việt, bạn phải phát âm từ sâu trong cổ họng. Theo như nhiều người từng học chia sẻ là bạn đặt một từ giấy trước miệng, nếu như nó đung đưa khi bạn phát âm /k/ thì là bạn đang phát âm chuẩn. Trong trường hợp âm /g/ có trong chữ “ng” đúng ở cuối từ thì bạn phải phát âm là /k/.

Nếu như bạn muốn học thực hành giao tiếp thì hãy tập nói các câu xin chào, chào hỏi thăm bên tiếng Đức. Sau đây là giới thiệu một số câu chào hỏi phổ biến của tiếng Đức:

- Hallo, Wie geht es Ihnen? (Xin chào, bạn có khỏe không?). - Gut, danke (Tôi khỏe, cảm ơn). - Guten Morgen (Chào buổi sáng). - Ich wünsche Ihnen einen schönen Tag (Chúc một ngày tốt lành).

Và đến đây là kết thúc bài học tiếng Đức phần 1 rồi. Ý chính của bài học hôm nay chính là giúp bạn biết những kiến thức nhập môn cho học tiếng Đức. Phương Nam Education sẽ còn cập nhật thêm nhiều phần bài học mới nữa. Các bạn hãy tiếp tục theo dõi nhé!

Tags: từ vựng tiếng đức cơ bản, học tiếng đức online, bảng chữ cái tiếng đức, tiếng đức giao tiếp, học tiếng đức khó không, số đếm tiếng đức, luyện nghe tiếng đức có phụ đề

Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.

Trẻ em Nhật được học sử dụng các câu "cám ơn" và "xin lỗi" trong các tình huống phù hợp

Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.

Ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ em Nhật đã có kỹ năng xếp hàng

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).

Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.

Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.

Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v.

Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp...

Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...

Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ  tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.

Trẻ em tiểu học Nhật đang được học nấu ăn

Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.

... Và thể thao là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường.

Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô lồng ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng  như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.

Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường nghèo hay trường giàu đều phải tham gia lao động với những việc vừa sức

Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống.