Tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Long ngày 14.2 cho biết, trong 7 ngày, từ 8 -14.2 (29 đến mùng 5 tết), lực lượng CSGT của tỉnh đã phát hiện hơn 1.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và chạy xe quá tốc độ cho phép.
Có phải do cảnh sát giao thông đưa lên Google Maps?
Anh T.L.Đ.T. (30 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết thường xuyên di chuyển trên đường Phạm Văn Đồng kể cả ngày lẫn đêm. Gần đây, anh mở ứng dụng Google Maps lên thì thấy trên đường này có vị trí hiển thị nội dung "chốt kiểm tra nồng độ cồn".
"Tôi thấy khá ngạc nhiên, không biết ai đã đưa nội dung này lên Google Maps. Nếu đúng là cảnh sát giao thông đưa lên thì có phải họ công khai các chốt kiểm tra nồng độ cồn", anh T. nêu ý kiến.
Giải đáp thắc mắc này, lãnh đạo Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM cho biết tuyến đường Phạm Văn Đồng do Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh (thuộc Phòng PC08), đảm trách.
Đường Phạm Văn Đồng là tuyến đường huyết mạch, có lưu lượng xe cộ di chuyển đông vào giờ cao điểm, tuyến đi qua các quận như Bình Thạnh, Gò Vấp và TP Thủ Đức.
Việc thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn được Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh triển khai đồng bộ, thường xuyên trên nhiều tuyến đường, vị trí mà đội đảm trách. Chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn sẽ được triển khai kết hợp lập chốt và tuần tra kiểm soát trên đường.
Theo đó, các tổ tuần tra kiểm soát sẽ linh hoạt tuần tra, kiểm soát tại một điểm kết hợp tuần tra, kiểm soát cơ động, tập trung tại những tuyến đường, địa bàn mà đội/trạm (thuộc Phòng PC08) đảm trách.
Lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn cố định hoặc kết hợp tuần tra, kiểm soát trên đường - Ảnh: PC08
Về việc một vị trí trên đường Phạm Văn Đồng mà ứng dụng Google Maps hiển thị cụm từ "chốt kiểm tra nồng độ cồn" không phải do Phòng PC08 thực hiện, đưa lên. Không riêng gì địa bàn Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh, kể cả trên các địa bàn khác do đội/trạm thuộc Phòng PC08 đảm trách cũng như vậy.
Anh Mai Hữu Hoàng Vương (27 tuổi, một người am hiểu về công nghệ) cho biết người dùng có thể vào phần chỉnh sửa, bổ sung địa điểm trên Google Maps, sau đó điền thông tin địa điểm mà mình muốn hiển thị.
Tuy nhiên, người dùng phải chứng minh được địa điểm đó có thật và phải phù hợp hay không. Sau đó, đề xuất với Google Maps và chờ để xác nhận.
Chỉnh sửa thông tin sai trên bản đồ Google
Trả lời về vụ việc, đại diện Google (sở hữu dịch vụ bản đồ Google Maps) cho biết: "Chúng tôi hiện đã nắm được thông tin và đang tiến hành khắc phục lỗi này".
Theo chia sẻ của Google, dữ liệu được hiển thị trên Google Maps đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các bên thứ ba, nguồn dữ liệu công khai và đóng góp từ người dùng. Mục đích mang lại trải nghiệm toàn diện và cập nhật nhanh chóng cho người dùng.
Theo đó, dịch vụ bản đồ Google Maps cho phép người dùng đề xuất những thông tin địa điểm mới nhằm cung cấp những thay đổi nhanh nhất cho cộng đồng (thay vì chờ có sự xác nhận của cơ quan chức năng).
Chẳng hạn, chữ P (Parking) trên bản đồ được dùng cho địa điểm đậu xe, phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, ở nhiều nước, các điểm đậu xe thường xuyên bị thay đổi hoặc xuất hiện mới mà Google không thể cập nhật kịp thời. Khi đó, thông tin từ chính người dùng là cập nhật kịp thời tốt nhất cho cộng đồng.
Thế nhưng, ở Việt Nam lại bị người dùng làm "biến tướng" thành "chốt kiểm tra nồng độ cồn" như báo Tuổi Trẻ nhận được thông tin phản ánh của người dân.
Vụ việc được Google gọi là "một số sự cố có thể phát sinh từ một trong số các nguồn dữ liệu".
Đại diện Google cũng cho biết: "Người dùng khi phát hiện lỗi hoặc thiếu địa điểm trên Google Maps có thể sử dụng công cụ "thông báo dữ liệu hoặc thông tin sai trên Google Maps" để thông báo về sự cố với chúng tôi".
Theo đó, trên bản đồ Google Maps, tại địa điểm người dùng thấy sai hoặc không đúng với thực tế, họ có thể đề xuất chỉnh sửa hoặc loại bỏ thông tin địa điểm theo các bước: Chọn địa điểm - Đề xuất chỉnh sửa - Đóng cửa hoặc xóa bỏ. Sau đó, người dùng nhập lý do cho đề xuất của mình và gửi thông tin đến Google.
Anh Ngô Văn Cương ở xã Tràng An, huyện Bình Lục (Hà Nam) vừa đi nộp phạt 4,5 triệu đồng và lấy chiếc xe máy về sau khi bị xử lý vì vi phạm nồng độ cồn, anh Cương bộc bạch: “Mấy ngày trước, trời trở nắng nóng, vì làm thợ xây, gia đình thấy nắng có mời tôi cốc bia để giải nhiệt do chủ quan cho rằng uống một chút không sao. Tuy nhiên đến chiều khi điều khiển xe máy ra về, tổ công tác của Công an huyện Bình Lục dừng xe kiểm tra, phát hiện nồng độ cồn đã xử phạt, tạm giữ xe máy và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 16 - 18 tháng. Đây là bài học đáng nhớ để tôi chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không uống rượu bia khi tham gia giao thông…”.
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2023, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh Hà Nam đã xử lý 1.563 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, phạt tiền 8,678 tỷ đồng; tạm giữ 1.563 phương tiện và tước 1.521 Giấy phép lái xe, qua đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí. Trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, số người bị thương cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022... Việc quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn là một trong những biện pháp hữu hiệu khiến tai nạn giao thông giảm mạnh thời gian qua. Trao đổi với Thượng tá Trần Quốc Huy – Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hà Nam cho biết: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp với việc kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nên đa phần người dân nhận thức sâu sắc về tác hại của việc đã uống rượu, bia lái xe và cũng rất đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao việc xử lý lỗi vi phạm về nồng độ cồn. Từ việc xử lý "mạnh tay" vi phạm nồng độ cồn đã góp phần từng bước thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn tỉnh…”. Đồng tình với việc lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn, chị Nguyễn Phương Loan ở xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nói: “Trước đây, chồng tôi và một số bạn bè cuối ngày hay rủ nhau uống bia hoặc ăn cơm, uống rượu, nhiều lần say dẫn đến mệt mỏi nhưng vẫn tiếp tục điều khiển xe máy, ô tô đi uống nước, hát karaoke… làm tôi rất lo lắng. Thế nhưng từ khi lực lượng Cảnh sát giao thông liên tục tuần tra, xử lý thì chồng tôi giảm hẳn việc uống bia, rượu. Tôi hoàn toàn ủng hộ cách làm này vì vừa bảo vệ sức khỏe, vừa bảo đảm an toàn cho người dân…”. Còn với anh Nguyễn Huy Đạt, trú tại phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, Hà Nam – lái xe taxi cho rằng: “Việc tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn của lực lượng Công an rất cần thiết bởi việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Là lái xe thường xuyên phải lưu thông trên đường, tôi đồng tình, ủng hộ và thấy đây là việc làm đúng đắn góp phần bảo đảm TTATGT, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho mọi người….”. Với mục tiêu chủ động bảo đảm trật tự ATGT, thời gian tới, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nam sẽ tiếp tục phối hợp các lực lượng chức năng, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân về Luật ATGT; đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nồng độ cồn với phương châm “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Việc xử lý vi phạm được lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm minh, công bằng đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao của Nhân dân. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an và sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị trong việc kiềm chế, kéo giảm các vụ tai nạn giao thông thì mỗi người dân khi tham gia giao thông cần nâng cao ý thức "đã uống rượu, bia không lái xe"./.
Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Phó Chánh Thanh tra Sở của tỉnh Lâm Đồng khi vi phạm nồng độ cồn đều khai làm nghề tự do.
Trong tuần qua, các tỉnh, thành phía Nam, gồm TPHCM, Bình Phước và Long An đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt.
Sáng nay (29/1), UBND TP Thủ Đức, TP.HCM tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập cơ quan Thanh tra xây dựng TP Thủ Đức và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cơ quan này.
Trong buổi họp báo thường kỳ chiều nay (12/1), ông Đinh Quang Tuấn, Phó Chánh thanh tra Bộ Xây dựng đã chia sẻ về kế hoạch thanh tra trong năm 2024.
Bà Võ Niệm Tường, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai xin nghỉ việc vì lý do cá nhân.
Ông Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước) và bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II) bị cáo buộc cùng đồng phạm nhận hàng trăm tỷ đồng để 'lơ đi' sai phạm, báo cáo không trung thực lên Thủ tướng về tình trạng của Ngân hàng SCB.
Bị can Nguyễn Văn Hưng, khi đó là Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước, cùng nhiều thành viên đoàn thanh tra cố tình che giấu, bưng bít, báo cáo không trung thực, đầy đủ các sai phạm của ngân hàng SCB theo hướng giảm nhẹ rồi nhận tiền từ nhà băng này.
Chiều 11/9, nguồn tin của phóng viên cho hay, Sở Nội vụ Hậu Giang vừa triển khai quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kỷ luật đối với ông Tăng Minh Thêm - Phó chánh Thanh tra tỉnh.
Ngày 12/6, nguồn tin của PV cho biết, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hậu Giang Lê Quốc Việt đã ký quyết định về việc kỷ luật công chức đối với bà Phạm Thị Hồng Diễm - Phó Chánh Văn phòng sở này.
Viện kiểm sát cho rằng, các bị can Nguyễn Văn Năm (nguyên Chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông); Vương Đăng Quân (nguyên Phó Chánh Thanh tra Xây dựng quận)... cùng nhóm cán bộ phường Kiến Hưng, đã không thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm để ngăn chặn, xử lý đối với công trình xây dựng CT6 Kiến Hưng theo quy định.
Sau gần 2 năm kể từ khi có quyết định thu hồi đất, Công ty CP Giáo dục Sài Gòn vẫn chưa trả lại đất cho Nhà nước mà vẫn chiếm dụng, cho thuê trái phép làm điểm tập kết xe khách, trung chuyển hàng hóa.
Theo ông Lê Hồ Nhân - Phó Chánh Thanh tra tỉnh TT-Huế, từ khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) có dự thảo kết luận về sai phạm tại nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn, UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị, cá nhân liên quan các sai phạm tại các dự án kiểm điểm trách nhiệm.
Ông Nguyễn Lê Quốc Toàn, 42 tuổi, từng là Phó Chánh thanh tra tỉnh Kiên Giang, vừa trở thành tân Phó Chủ tịch UBND TP Phú Quốc nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Nguyễn Thành Chung, Phó Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa được bổ nhiệm giữ chức Chánh Thanh tra của Bộ. Cũng trong sáng nay, Bộ Thông tin và Truyền thông trao quyết định bổ nhiệm nhân sự cho nhiều cán bộ khác.
Trả lời PV Tiền Phong sau khi báo đăng loạt bài “Phố đêm Hà Nội bát nháo, ai quản?”, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Mạnh Cường cho biết Thanh tra giao thông sẽ chủ trì xây dựng kế hoạch để cùng với Cảnh sát trật tự - Công an thành phố, Công an quận, huyện triển khai lực lượng liên ngành kiểm tra, xử lý vi phạm.
Hôm nay (8/8) phương án tổ chức giao thông phân làn, tách dòng ô tô, xe máy trên đường Nguyễn Trãi sẽ có bài test thực sự trong ngày thứ hai đầu tuần đông đúc. Ghi nhận của phóng viên, đa số ô tô tuân thủ, nhưng xe máy đi lại lộn xộn, không theo làn được phân, tách.
Thành ủy Hà Nội; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức công bố và trao các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa trao các quyết định về việc điều động, bổ nhiệm 7 lãnh đạo cấp Vụ.
Thanh tra tỉnh Kon Tum đã thành lập đoàn thanh tra toàn diện Dự án khai thác quỹ đất khu biệt thự phía Bắc trung tâm huyện Kon Plông sau khi Báo Người Lao Động phản ánh.
UBND tỉnh Đắk Nông vừa công bố điều động nhiều nhân sự đến công tác ở các sở ngành.
Đã tham gia giao thông thì không uống rượu uống bia. Đúng vậy! Hiện nay vấn đề kiểm tra nồng độ cồn dành cho mọi công dân tham gia giao thông đang rất được mọi người quan tâm. Nhiều người nghĩ chỉ xe máy mới bị phạt còn các loại xe như xe đạp hay xe máy điện thì không. Vậy đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn không? Cùng Phố Xe Điện tìm hiểu ngay nhé!