Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Tư pháp: http://www.immi-moj.go.jp/
Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam
Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định, cá nhân khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
- 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt thấp hơn hoặc bằng mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu trên không áp dụng với cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Như vậy, khi mang tiền mặt là ngoại tệ có giá trị trên 5.000 USD hoặc tiền Việt Nam trên 15 triệu đồng nhập cảnh vào Việt Nam thì cá nhân phải làm thủ tục khai báo hải quan cửa khẩu.
Nhìn chung thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam tương đối đơn giản, Thông tư 15/2011/TT-NHNN không có quy định yêu cầu cung cấp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khi thực hiện thủ tục.
Do vậy, người mang tiền mặt vượt quá mức quy định nhập cảnh vào Việt Nam chỉ cần khai báo hải quan qua Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh là được.
Mang tiền mặt quá mức quy định mà không khai báo bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 15, cá nhân mang tiền mặt vượt quá mức quy định khi nhập cảnh mà không khai báo hoặc khai báo sai thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo thì bị phạt từ 01 - 20 triệu đồng;
Người nhập cảnh đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì bị phạt từ 02 - 25 triệu đồng.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP
Theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa trái pháp luật tiền mặt trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc hành vi khác như: buôn lậu, buôn bán hàng cấm… thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Khung 2: Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
Vật phạm pháp trị giá từ 300 - 500 triệu đồng;
Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Khung 3: Phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Trên đây là các thông tin về thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được hỗ trợ sớm nhất.
Những điều cần biết trước khi đến Brunei
Có 70% dân số Brunei theo đạo Hồi và Hồi giáo được xem là Quốc giáo của Brunei. Những luật lệ của đạo Hồi được tuân thủ nghiêm ngặt ở Brunei.
Người Brunei thường dùng chức danh trong giao tiếp hàng ngày thay thế cho tên gọi. Nam giới được gọi là Awang và nữ giới là Dayang. Thêm vào đó còn nhiều danh xưng thể hiện chức vị trong xã hội như: Pengiran là người thuộc dòng dõi Hoàng tộc, Pehin và Dato là những người công lớn đóng góp cho đất nước.
Vì là quốc gia theo đạo Hồi nên Brunei không ăn thịt lợn. Rượu bia và đồ uống có cồn cũng không được bày bán và sử dụng ở quốc gia này. Brunei không hề có các quán rượu, bia, hộp đêm, vũ trường hay karaoke. Brunei cũng nghiêm cấm tụ tập đông người ở các nơi công cộng.
Mọi chi tiết tư vấn thủ tục xuất nhập cảnh xin liên hệ:
88 TRẦN HỮU TRANG,P.10, PHÚ NHUẬN,TP.HCM
0915526190 – 0983915304 Ms. Trang
Facebook: htpp://facebook.com/visabaongoc
Vì sao phải làm thủ tục tái nhập cảnh?
Tất cả người nước ngoài sống và làm việc tại Nhật, khi muốn rời khỏi Nhật một thời gian vì lý do công việc hoặc cá nhân điều phải làm thủ tục tái nhập cảnh trừ phi hành đoàn.
Tùy vào thời gian bạn rời khỏi Nhật mà thủ tục tái nhập cảnh được thực hiện khác nhau.
Thông thường nếu bạn dự định rời khỏi Nhật vài ngày hoặc vài tháng thì làm thủ tục tái nhập cảnh tại Cảng bạn xuất cảnh (chỉ cần ghi thông tin vào giấy 再入国カード. Cũng có trường hợp bạn dự định chỉ rời Nhật trong khoảng 10 tháng, tuy nhiên vì 1 số lý do nào đó bạn không thể quay trở lại Nhật kịp thì bạn sẽ bị mất tư cách lưu trú, coi như tất cả đều trở về số 0. Vì vậy, để không bị mất tư cách lưu trú nên đăng ký thủ tục tái nhập cảnh ở Cục trước khi rời Nhật.
Trường hợp, nếu bạn rời khỏi Nhật trên 1 năm, nếu không làm thủ tục tái nhập cảnh sẽ bị mất tư cách lưu trú, cho nên để đảm bảo có thể quay lại Nhật với tư cách lưu trú đó thì phải làm thủ tục tái nhập cảnh tại Cục xuất nhập cảnh trước khi rời khỏi Nhật.
Đơn xin cấp phép tái nhập cảnh tải ở đây.
Thời hạn của giấy tái nhập cảnh tùy thuộc vào từng loại tư cách lưu trú mà sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với người có vĩnh trú thông thường dài nhất là 5 năm, 6 năm đối với người có vĩnh trú đặc biệt. Tuy nhiên, nếu thẻ ngoại kiều của bạn hết hạn trước thời gian đó thì bạn phải trở về Nhật 1 lần để đổi lại thẻ ngoại kiều mới trước ngày hết hạn trên thẻ ngoại kiều.
Trong khoảng thời gian giấy cho phép tái nhập cảnh còn thời hạn nếu bạn không nhập cảnh thì sẽ bị mất tư cách lưu trú. Tuy nhiên, giấy cho phép tái nhập cảnh có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng. Chi tiết các bạn đến DSQ Nhật ở nước sở tại để được hướng dẫn chi tiết
Trong thời gian bạn rời Nhật, vì một số lý do nào đó mà không thể quay lại Nhật trong thời hạn giấy tái nhập cảnh cho phép ví dụ như bị bệnh v..v .. thì có thể đến Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán Nhật gần nơi bạn sinh sống để xin gia hạn .
Trường hợp đối với người có tư cách lưu trú ngắn hạn (thời hạn lưu trú tại Nhật là 90 ngày), sau đó lên du thuyền đi nước ngoài và sau đó trở về Nhật thì thời hạn của việc tái nhập cảnh là từ ngày xuất cảnh đến 15 ngày sau.
Khi mang một số tiền mặt lớn nhập cảnh vào Việt Nam, cá nhân phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan. Hãy theo dõi bài viết để được hướng dẫn thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định hiện hành.
Những điều cần biết về visa Brunei
Nếu bạn chỉ ghé thăm Brunei trong một khoảng thời gian ngắn bạn có thể không cần visa. Một danh sách các nước được miễn thị thực này có sẵn trên trang web của chính phủ Brunei và Việt Nam là quốc gia nằm trong số đó.
Nếu bạn có dự định ở lại Brunei hơn 14 ngày thì bạn cần phải xin visa. Để làm thủ tục xin cấp visa, hộ chiếu của bạn còn thời hạn trên 06 tháng. Giấy tờ xác nhận từ các các doanh nghiệp hoặc cơ quan có liên quan phải được cung cấp trong trường hợp xin visa kinh doanh hoặc du học. Công dân Israel sẽ không được phép nhập cảnh vào Brunei.
Bất cứ ai đang có kế hoạch làm việc tại Brunei sẽ cần phải xin giấy phép làm việc. Các giấy phép có hiệu lực trong hai năm. Nếu được cấp phép làm việc thì các bộ phận nhập cảnh sẽ cho phép các công nhân nhập cư. Giấy phép lao động cũng cho phép cư trú cho cùng một khoảng thời gian. Sau khi giấy phép đã được cấp công nhân có thể đăng ký CMND ở Brunei. Đây là quy định bắt buộc đối với bất cứ ai lưu trú tại đất nước này từ 03 tháng trở lên.