Gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa của dân tộc.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Di tích lịch sử Hà Nội
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác) là nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2/9/1973 và được khánh thành vào ngày 29/8/1975, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng chủ trì các cuộc gặp gỡ.
Việc xây dựng Lăng được thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia và kỹ sư từ Liên Xô cũ (Nga ngày nay). Dự án gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển vật liệu và điều kiện thời tiết, nhưng cuối cùng đã được hoàn thành đúng thời hạn.
Nội thất của Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh được thiết kế để tôn vinh sự đơn giản và trang nghiêm. Các bức tường được làm từ đá granit và các yếu tố trang trí khác được thực hiện một cách tinh tế, giữ cho không gian trong lăng luôn trang trọng và đầy tôn nghiêm.
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ mà còn là địa điểm để tưởng niệm và tri ân những đóng góp của ông cho dân tộc. Nơi đây thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, không chỉ từ Việt Nam mà còn từ quốc tế. Việc thăm lăng không chỉ là một hoạt động du lịch mà còn là dịp để thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ.
Vào mùa nóng (từ 1/4 đến 31/10):– Thời gian từ 7h30 – 10h30.– Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7h30 – 11h.Vào mùa lạnh (từ 1/11 đến 31/3 năm sau):– Thời gian từ 8h – 11h.– Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8h – 11h30.
Trang Phục: Du khách được yêu cầu mặc trang phục lịch sự và trang nghiêm. Quần áo ngắn, áo sơ mi không có cổ và giày dép không phù hợp đều không được phép.
Quy định: Khi vào lăng, du khách cần tuân thủ quy định về việc giữ trật tự, không nói chuyện lớn, không chạm vào các thiết bị và không sử dụng thiết bị ghi hình.
Đặc biệt, nếu ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên án trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, giữ trật tự và không đem các thiết bị điện tử ghi hình khi viếng thăm Lăng Bác.
Nhật Bản là điểm đến ao ước của rất nhiều du khách bởi văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc và những cảnh đẹp tuyệt vời hiếm nơi nào có được. Nhắc đến Nhật Bản người ta nghĩ đến đất nước mặt trời mọc, xứ sở hoa anh đào hay quốc phục kimono… – những biểu tượng làm nên đất nước Nhật Bản. Mỗi biểu tượng Nhật Bản lại có trong mình những nét đẹp và ý nghĩa rất riêng. Cùngn chúng tôi tìm hiểu về các biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản nhé.
Núi Phú Sĩ Nhật Bản là ngọn núi linh thiêng, cao chừng 3776m so với mực nước biển và là ngọn núi cao nhất đất nước Nhật Bản. Nhắc đến Nhật Bản không ai là không biết đến hình ảnh núi Phú Sĩ hùng vỹ.
Ngọn núi có hình dáng tam giác cân trông giống như chữ bát (số 8) trong tiếng Nhật, được người dân Nhật Bản ví như người con gái đẹp. “Nàng” đã trở thành hình ảnh, cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân trước nay.
Đến mùa đông ở ngọn núi này bạn sẽ được chiêm ngưỡng thời khắc đẹp nhất khi những tia nắng mặt trời soi, chiếu xuống núi tuyết lúc này trông ngọn núi như một “viên kim cương khổng lồ” lấp lánh khiến cho ngọn núi càng có vẻ đẹp bí ẩn và quyến rũ hơn bao giờ hết.
Kimono – quốc phục của Nhật Bản
Biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản tiếp theo sẽ là những bộ Kimono rực rỡ. Trải qua thời gian và những biến đổi của lịch sử, Kimono giờ đây trở thành quốc phục truyền thống của đất nước Nhật Bản.
Theo truyền thống, Kimono phải được dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như lanh, bông, lụa…Từ kỹ thuật cắt vải thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau, người thợ may đã tạo nên một loại áo có điểm thuận lợi là dễ gập và phù hợp với mọi thời tiết, không phải lo lắng quá nhiều về hình dáng, kích thước của khách hàng.
Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có một loại áo kimono riêng.
Lá cờ Nhật Bản với phông nền màu trắng của lá cờ đại diện cho sự thuần khiết, chính trực của phong cách sống đối với người Nhật Bản và màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành, nhiệt tình của người dân xứ sở mặt trời mọc. Ngoài ra màu trắng này còn thể hiện cho sự trang trọng đối với một lá cờ đại diện cho cả một dân tộc.
Biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần Amaterasu
Hình tròn màu đỏ là một trong những điểm nhấn đặc biệt khiến nhiều người dễ nhận biết đó là cờ Nhật Bản. Dù là một chấm tròn đỏ đơn giản nhưng nó cũng mang những ý nghĩa to lớn đối với người Nhật và lá cờ của họ. Hình vòng tròn đỏ là hiện thân cho mặt trời và đó cũng là ý nghĩa cho tên gọi đất nước mặt trời mọc.
Hình tròn đỏ này không chỉ là một biểu tượng đơn giản là ánh mặt trời mà trong văn hóa của người Nhật thì vòng tròn đỏ này còn là hiện thân, đại diện của nữ thần Amaterasu. Đây là một vị thần mặt trời đã khai phá ra đất nước Nhật Bản theo các truyền thuyết của người bản cứ. Bà cũng là tổ tiên của những Thiên hoàng trong các câu chuyện thần thoại.
Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn – Di tích lịch sử Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn nằm ngay trung tâm của Thủ Đô Hà Nội. Đây luôn là địa điểm nằm trong danh sách những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử Hà Nội mà du khách không thể bỏ qua.
Hồ Hoàn Kiếm trước đây có tên gọi là hồ Lục Thủy hay hồ Thủy Quân. Bởi đây từng là nơi vua dùng để huấn luyện thủy binh chiến đấu. Tuy nhiên, đến thế kỷ XV, hồ đã được đổi tên thành Hồ Gươm, vì gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa vàng. Quần thể hồ còn có tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn.
Hiện tại, Hồ Hoàn Kiếm là nơi để mọi người thư giãn, đi dạo, hóng mát và nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Đây cũng là địa điểm được giới trẻ yêu thích vào mỗi cuối tuần khi tuyến phố đi bộ diễn ra (từ thứ Sáu tới Chủ nhật hàng tuần).
Chùa Một Cột – Di tích lịch sử Hà Nội
Tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Tương truyền, ngôi chùa này được xây dựng dựa trên “giấc mộng Quan Âm” của vua Lý Thái Tổ. Chùa chỉ có một gian được đặt trên một trụ giữa hồ sen. Điểm nhấn của ngôi chùa nằm ở họa tiết và kiến trúc độc đáo trông như một bông sen trên mặt nước, dân gian quen gọi là chùa Một Cột.
Trải qua những năm tháng chiến tranh trường kỳ, ngôi chùa này đã bị hư hại rất nhiều. Năm 1955, chùa được phục dựng dựa trên kiến trúc cổ vốn có và tồn tại cho đến ngày nay. Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo với ngôi chùa nhỏ nằm trên một cột đá, biểu tượng của bông sen nở giữa hồ nước. Đây là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo nhất của Việt Nam, thể hiện sự giao hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên, và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt.
Chùa Một Cột là điểm đến tâm linh quan trọng của Hà Nội. Du khách đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo mà còn để cầu mong bình an, may mắn và sức khỏe. Chùa Một Cột cũng là một trong những địa điểm được nhiều du khách quốc tế yêu thích khi đến thăm Hà Nội.
Giờ mở cửa: 7:00 – 18:00 Giá vé: Nếu là công dân Việt Nam sẽ được miễn phí vé vào cửa. Nếu là người nước ngoài, mức phí sẽ là 25.000 VND/lượt.