Tại sao nên du học pháp ngành luật? Vì khi du học Pháp ngành luật bạn sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp: sinh viên trường luật không chỉ làm luật sư hay thẩm phán, trên thực tế nhiều người cũng làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, .. với mức lương khủng. Bên cạnh đó, do đặc trưng ngôn nữa, tiếng Pháp có cấu trúc ngữ pháp logic chặt chẽ, từ ngữ chính xác, nên thường được chọn là ngôn ngữ chính thức cho những văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế. Chính vì thế, du học Pháp ngành luật là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.
Tại sao nên học y sinh ở Thụy Điển?
Theo Chỉ số Đổi mới Toàn cầu, Thụy Điển được xếp hạng là quốc gia đổi mới thứ hai trên thế giới. Nước này đầu tư rất nhiều tiền vào nghiên cứu và phát triển. Đây cũng là một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất ở châu Âu. Thụy Điển cung cấp cho các nhà nghiên cứu làm việc trong các cơ sở hiện đại, cũng như duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh.
Nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành luật
Sau khi ra trường, ngoài thẩm phán, luật sư, thư ký tòa, thừa phát lại,.. – những nghề nghiệp đặc trưng ngành luật, bạn cũng có thể làm công chức nhà nước, hay các công việc trong khu vực tư như chuyên viên pháp lý trong các công ty, doanh nghiệp,.. với bằng Chứng chỉ chuyên môn (DUT), hay Chứng chỉ chuyên môn bậc cao (BTS); hoặc luật gia (mọi lĩnh vực kinh tế từ công nghiệp, vận tải, bất động sản đến báo chí,.. đều cần đến luật gia)
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành y sinh
Sinh viên tốt nghiệp ngành y sinh có thể theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho các bệnh đe dọa tính mạng hoặc phát triển các loại thuốc và vaccine mới. Bằng cấp cũng cho phép bạn làm việc trong lĩnh vực quản lý ngành y tế hoặc tiếp thị dược phẩm. Bạn còn có thể trở thành một cây bút trong lĩnh vực y học hoặc một nhà khoa học pháp y.
Bạn cũng có thể theo đuổi các nghiên cứu sâu hơn và trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực y tế nhất định như: sinh học phân tử, vi sinh, khoa học thần kinh… Danh sách các cơ hội là vô tận!
Học y sinh trường nào tại Thụy Điển?
Điều này phụ thuộc vào việc bạn đang theo học bằng thạc sĩ hay cử nhân. Phần lớn chương trình đào tạo bằng tiếng Anh ở các trường đại học Thụy Điển dành cho bậc thạc sĩ. Tuy nhiên vẫn có các chương trình cử nhân y sinh cho bạn có sự khởi đầu vững chắc trong lĩnh vực này.
Đại học Uppsala là trường đại học Scandinavia lâu đời nhất được thành lập vào năm 1477. Trường thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới vì lịch sử phong phú và vị trí thuận lợi. Trường nằm cách thủ đô Stockholm khoảng 35 phút và cách Sân bay Arlanda 20 phút. Uppsala cũng đã giành được giải thưởng của WWF vào năm 2018 vì là thành phố bền vững và thân thiện với khí hậu nhất trên thế giới. Đó là một trong rất nhiều lý do để học tập tại Uppsala.
Chương trình thạc sĩ tại Đại học Uppsala bắt đầu tập trung vào các bệnh chính như cân bằng nội môi và rối loạn nội tiết. Trong học kỳ thứ hai, sinh viên được chọn trọng tâm nghiên cứu với các khóa học tự chọn. Bạn có thể hoàn thành chương trình này sau một năm với bằng thạc sĩ hoặc tiếp tục mở rộng kiến thức của mình trong năm thứ hai.
Karolinska Institutet (KI) nằm ở thủ đô Stockholm, được xếp vào 10 trường đại học y khoa hàng đầu trên thế giới. Đây cũng là nhà của Hội đồng Nobel nổi tiếng. Viện Karolinska tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực y tế và bản thân trường cũng là một trung tâm nghiên cứu y tế. Điều này mang đến cho sinh viên rất nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp.
Học y sinh tại KI cho phép bạn tham gia tích cực vào các nhóm nghiên cứu. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian để thực hiện nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm hiện đại. Bạn cần hoàn thành một dự án tương đương 45 tín chỉ học tập trong năm thứ hai để nhận bằng thạc sĩ.
Nằm ở phía Bắc của Thụy Điển, bạn có thể trải nghiệm thiên nhiên độc đáo và ngoạn mục bao gồm ánh sáng phương Bắc ở Umea.
Tại Đại học Umea, bạn sẽ làm việc với các nhà khoa học hàng đầu và xây dựng mạng lưới của mình. Đây cũng là nơi Emmanuelle Charpentier thực hiện các nghiên cứu trước khi trở thành người đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020. Khóa học kết thúc với dự án tốt nghiệp tương đương 30 hoặc 45 tín chỉ. Sau đó bạn có thể trở thành một nhà khoa học nghiên cứu hoặc làm việc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Đây là trường đại học nổi tiếng bậc nhất Thụy Điển, nằm trong top 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Trường tọa lạc ở thành phố sinh viên Lund, cách thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển – Malmo chưa đầy 30 phút.
Đại học Lund quyến rũ với kiến trúc lịch sử tuyệt đẹp sẽ khiến bạn cảm thấy như một học giả thực thụ và cuộc sống sinh viên thú vị. Chương trình thạc sĩ về y sinh tại Đại học Lund sẽ dạy bạn các kỹ năng cần thiết trong thiết kế và phân tích thử nghiệm. Những kỹ năng này cho phép bạn thực hiện nghiên cứu trong sự nghiệp tương lai. Bạn được tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mình muốn, lựa chọn các khóa học và thiết lập chương trình giảng dạy của riêng bạn. Hầu hết việc giảng dạy diễn ra trong môi trường nghiên cứu và các giáo viên cũng là những nhà khoa học tích cực.
Các lựa chọn cho chương trình cử nhân hạn chế hơn một chút nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy các khóa y sinh bằng tiếng Anh tại:
Là một trường đại học tương đối trẻ nhưng Đại học Skovde vẫn có thể so sánh với nhiều trường đại học lâu đài hơn về chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Bạn có thể học ngành y sinh hoặc thiết kế sinh học phân tử, tin sinh học phân tử. Hoàn tất 3 năm cử nhân, bạn có thể tiếp tục học thêm 1 – 2 năm để lấy bằng thạc sĩ cũng ngay tại Đại học Skovde cho các ngành: tin sinh học, sinh học nhiễm trùng, công nghệ sinh học phân tử, dấu ấn sinh học trong y học phân tử, sinh học hệ thống.
Đại học Skovde có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty và ngành công nghiệp, tiêu biểu như Astra Zeneca, mang lại cho sinh viên liên hệ và cơ hội quý giá cho sự nghiệp tương lai.
Nhiều trường đại học khác cung cấp các chương trình liên quan mật thiết đến y sinh như: kỹ thuật y sinh, sinh học phân tử, khoa học sinh học phân tử… Biết các lựa chọn của bạn và hiểu sự khác biệt giữa chúng là điều quan trọng để đưa ra quyết định đúng và theo đuổi sự nghiệp mà bạn thực sự yêu thích.
Ở Thụy Điển, giáo dục và nghiên cứu được chính phủ hỗ trợ rất lớn. Tấm bằng giá trị từ các trường đại học Thụy Điển đem lại cơ hội phát triển chuyên môn và việc làm rộng mở. Để tìm hiểu thêm về du học Thụy Điển, các ngành đào tạo, yêu cầu đầu vào, học bổng, thủ tục hồ sơ, bạn hãy liên hệ nhà tư vấn với hơn 15 năm kinh nghiệm nhé.
Do luật lao động quá rườm rà và bó buộc hay vì không tạo được đà tăng trưởng nên Pháp liên tục thất bại trong mục tiêu đẩy lùi thất nghiệp ? Đó là câu hỏi đặt ra vào lúc hàng trăm ngàn người xuống đường chống dự án cải cách Luật lao động.
Nhìn rộng ra châu Âu, trong lúc từ Ý đến Tây Ban Nha đã bắt đầu tạo thêm hàng trăm ngàn việc làm hàng năm sau khủng hoảng tài chính 2008, thị trường lao động của Pháp vẫn không khởi sắc trở lại. Cùng phải đối mặt với những thách thức như nhau nhưng Luân Đôn và Berlin đều tự hào với những tỉ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, trong lúc Paris vẫn chưa tìm ra ngõ thoát.
Cải tổ luật lao động, nên hay không ?
Hàng trăm ngàn người liên tục xuống đường tuần hành trên toàn quốc trong tháng 3 và sẽ còn tiếp tục đấu tranh trong tháng 4/2016 để phản đối dự luật cải tổ Luật lao động mang tên bà bộ trưởng El Khomri. Học sinh, sinh viên Pháp đặc biệt quan tâm đến dự án cải tổ luật lao động và cũng là thành phần chống đối đông đảo hơn cả vì họ cho rằng luật mới sẽ đẩy thanh niên vào tình cảnh ngày càng bấp bênh. Phía chính phủ thì giải thích cởi trói cho thị trường lao động, cho phép giới chủ dễ sa thải hơn, linh hoạt hơn về giờ giấc làm việc, về các điều kiện lao động … giảm bớt gánh nặng cho giới chủ để họ dễ dàng tuyển dụng nhân viên hơn.
Tại Pháp 25 % thanh niên trong độ tuổi 15-24 không có việc làm. Tỉ lệ này cao hơn gấp đôi so với mức trung bình trên toàn quốc. Những thành phần càng ít bằng cấp lại càng khó tìm được việc làm. Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, ngay cả những người vừa ra trường cũng khó tìm việc.
Cửa ải lớn nhất đối với giới trẻ là làm thế nào ký được hợp đồng đầu tiên. Thất nghiệp càng lâu thì lại càng trễ để một thanh niên thực sự có đời sống độc lập.
Nếu chỉ xoáy vào giới trẻ vừa ra trường, cách biệt không lớn so với các đối tác khác trong khu vực đồng euro hay trong Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng nhìn chung, với 10,4 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm, Pháp có tỉ lệ thất nghiệp cao thứ 9 trong số 28 nước của Liên Hiệp. « Chất » và « lượng »Trong năm 2015 vào lúc nước Ý của thủ tướng Matteo Renzi tạo được thêm 250.000 công việc làm, Tây Ban Nha, hơn một nửa triệu thì các thống kê chính thức cho thấy cùng thời kỳ, Paris chỉ tạo thêm được 114.000 chỗ làm cho người dân.
Tại sao lại có khác biệt lớn như vậy ? Chuyên gia Eric Heyer Cơ quan Quan sát Tình hình Kinh tế Pháp OFCE giải thích về nét đặc thù của Pháp :
« Nếu quan sát kỹ chu kỳ 10 năm trước khủng hoảng, tức trong giai đoạn 1998-2008, có những lúc tỉ lệ thất nghiệp của Pháp đã xuống thấp, đặc biệt là trong hai tài khóa 2006 và 2007, khi chưa đầy 7 % trong tuổi lao đọng không có việc làm. Cùng thời kỳ, thất nghiệp tại Đức là 9 %. Tỉ lệ người không có việc làm của Pháp thấp hơn so với mức trung bình trong khu vực đồng euro.
Khi khủng hoảng tài chính bùng nổ vào năm 2008-2009, nạn thất nghiệp tại Pháp đã tăng lên, nhưng tăng chậm hơn và tăng sau so với các đối tác châu Âu khác. Để trả lời câu hỏi tại sao đã 8 năm sau khủng hoảng, tình trạng lao động không được cải thiện ở Pháp, trong lúc Ý, Tây Ban Nha hay Anh Quốc đã đẩy lui được thất nghiệp thì câu trả lời rất đơn giản : Paris không chấp nhận để người lao động phải làm những công việc lặt vặt với đồng lương không đủ sống hay đó là những công việc tạm bợ, khi có khi không.
Người lao động Pháp luôn được tuyển dụng với những hợp đồng ngắn hoặc dài hạn rõ ràng. Đó là những điều khoản bảo vệ người lao động, và giải pháp được Paris chọn lựa chú trọng vào « chất lượng » của một công việc làm hơn là về « khối lượng ». Trong ngôn ngữ kinh tế, chúng tôi phân biệt rõ một bên là những người trong tuổi lao động đã chen chân được vào thị trường- insider, và bên kia là những người có thể đi làm, nhưng bị đứng ngoài vòng- outsider.
Trong số những outsider, chủ yếu là thanh niên đến tuổi đi làm nhưng không tìm được việc, và những người trên 45 tuổi khi bị mất việc thì rất khó tìm lại được một việc mới.
Chính những yếu tố đó, khiến ở Pháp số người không tìm được việc làm cao hơn so với ở những quốc gia khác. Bởi vì khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, nước Pháp không thể bảo đảm cùng lúc vừa « chất lượng » vừa khối lượng cho người lao động ».Ý, Tây Ban Nha và những toa thuốc kỳ diệu
Trong trường hợp cụ thể của nước Ý, cho dù là trong tháng 2/2016 vẫn còn 11,4 % người lao động không có việc làm, nhưng năm ngoái Roma tạo thêm hơn 250.000 chỗ làm cho người dân nhờ cải tổ luật lao động, được gọi là « Jobs Act ». Cơ bản luật này quy định một hình thức hợp đồng lao động duy nhất, cho những ai vừa chen chân vào thị trường ; những quyền lợi về mặt xã hội – từ số ngày nghỉ đến các khoản bồi thường hay bảo hiểm sẽ chỉ được tăng dần theo thâm niên.
Chính quyền của thủ tướng Renzi đã dễ dàng thông qua đạo luật này khi ông khẳng định : Jobs Act chỉ áp dụng với những hợp đồng mới còn những người đang đi làm với hình thức hợp đồng dài hạn hay vô hạn định từ trước tới nay không bị ảnh hưởng.
Nhìn sang Bồ Đào Nha, số người thất nghiệp giảm đi 5 điểm so với hồi năm 2014 và tỷ lệ thất nghiệp là 13 % thay vì 18 % như hồi năm 2014.
Còn tại Tây Ban Nha sau khi sa thải 2 triệu nhân viên từ năm 2008 đến 2014, năm ngoái quốc gia này mới bắt đầu tuyển dụng trở lại đưa 540.000 người trở lại thị trường lao động nhờ có được tỉ lệ tăng trưởng 3,2 %. Dù vậy tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn là 21 %.
Không có tăng trưởng thì làm sao tạo việc làm ?
Vậy phải chăng chung quy cũng chỉ vì Luật lao động của Pháp quá ràng buộc ? Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Eric Heyer viện OFCE, tăng trưởng kinh tế mới là chìa khóa mở cửa thị trường lao động đến hàng trăm ngàn người :
« Nếu căn cứ vào thực tế là trước khủng hoảng 2008 tỉ lệ thất nghiệp ở Pháp là 6,7 %, thế rồi sau khủng hoảng, tức là từ năm 2008 tới nay, chúng ta đã liên tục cởi trói cho thị trường lao động được linh hoạt hơn vậy mà thất nghiệp vẫn tăng cao hơn 10 %. Điều đó chứng tỏ, cải tổ luật lao động vẫn không giải quyết được gì trong trường hợp của Pháp.
Nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên, giảm thuế cho họ, nhưng nếu hàng sản xuất ra không bán được cho ai, hay không xuất khẩu được thì cũng chẳng có hãng nào tuyển dụng thêm nhân viên.
Điều đó cho thấy, vấn đề cốt lõi của Pháp không phải là luật lao động mà là do Pháp không có tăng trưởng. Hơn nữa, nếu so sánh với các đối tác châu Âu khác, thì trung bình, năng suất của Pháp cao hơn so với Anh, hay Tây Ban Nha chẳng hạn. Cụ thể là để tạo ra một khối lượng của cải nhất định, một người lao động ở Pháp hoàn thành nhiệm vụ từ chiều ngày Thứ Năm, ở bên kia bờ biển Manche đồng nghiệp của anh ta phải đến chiều ngày Thứ Sáu mới hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra dân số ở Pháp cũng tăng nhanh hơn so với ở các nước châu Âu khác, kể cả tại các nước có truyền thống theo đạo Công giáo, thành thử Pháp phải tạo nhiều công việc hơn cho người dân, để đẩy được tỉ lệ thất nghiệp xuống ngang hàng với Anh hay với Ý.
Tựu chung, vấn đề của Pháp là không có tăng trưởng. Tổng sản phẩm nội địa của Pháp phải tăng tối thiểu 1,5 % một năm mới hy vọng tạo cơ hội cho giới trẻ hội nhập thị trường lao động. Mà từ mấy năm nay, GDP của Pháp chỉ tăng không tới 1 % ». Mặt trái của thành công
Trong cả ba trường hợp của Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giới làm công ăn lương đều phải hy sinh nhiều. Trong lúc tại Pháp, lương tối thiểu trước khi đóng thuế là 1.466 euro, thì ở Bồ Đào Nha là 500 euro. Ý là quốc gia giữ kỷ lục với 34 % thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 không có việc làm. Trung bình, phải 3 năm sau khi tốt nghiệp, một thanh niên Ý mới tìm được việc làm đầu tiên và chỉ có 1/3 những người có bằng cấp mới hy vọng có việc ổn định.
Bên cạnh đó nước Ý nổi tiếng là nơi nạn thuê người không khai báo. Theo thẩm định của Viện Thống kê Châu Âu, Eurostat, thị trường « chợ đen » tương đương với 20 % khối lượng công việc làm trên đất Ý. Đây là một khoản thất thu rất nặng đối với các cơ quan an sinh xã hội, và công quỹ của nhà nước.
Anh, Đức và kỷ lục thấp chưa từng thấy
Đổ lỗi cho tăng trưởng chậm quay lại với nước Pháp không thể là giải đáp thỏa đáng. Bởi trong bối cảnh ảm đạm chung, xuất khẩu bị chựng lại, nhưng Anh và Đức vẫn vượt trội trong lĩnh vực tạo thêm công việc làm.
Tỉ lệ thất nghiệp trên quê hương của thủ tướng David Cameron rơi xuống mức thấp nhất từ 4 thập niên qua. Trong ba tháng cuối 2015, nước Anh tạo thêm được 300.000 việc làm. Tất cả mọi lĩnh vực kinh tế từ xây dựng đến dịch vụ nhà hàng… đều tuyển dụng nhân viên.
Thậm chí là lương trung bình của người đi làm ở bên kia biển Manche đã được tăng lên đôi chút. Đành rằng trong năm qua GDP của Anh Quốc đã tăng 2,5 %, cao hơn đến gần 1 điểm so với Pháp.
Còn tại Đức, hiếm khi nào Berlin được yên tâm với thành tích chỉ có 4 ,5 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm. Vào lúc phần còn lại của Châu Âu lo lắng khi thấy các doanh nghiệp sa thải, thì các nhà máy của Đức lại thiếu đến 600.000 đôi tay để tạo ra của cải. Chính vì thế mà thủ tướng Angela Merkel đã trông thấy ở các làn sóng người nhập cư một nguồn lao động dồi dào cho tương lai.
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, ngay cả tại hai nước giàu có bậc nhất Châu Âu như Anh và Đức, bên cạnh những thành tích vẻ vang đó là cái giá phải trả về mặt xã hội. Liệu rằng người Pháp có chấp nhận những công việc làm để được trả lương 1 euro/giờ như đối với một số công việc làm ở Đức hiện tại hay không ? Chính vì thế mà Berlin vừa phải tái lập lại mức lương tối thiểu.
Còn ở Anh Quốc, tìm việc làm không khó, nhưng đó là những công việc lặt vặt, không có thời hạn cố định. Thống kê của bộ Lao động Anh cho thấy có tới 25 % người đi là sống dưới ngưỡng nghèo khó. Cho dù là lương trung bình có tăng một chút trong năm 2015 nhưng nếu so với thời điểm của 2008 thì mức lương đó vẫn còn thấp hơn so với thời kỳ tiền khủng hoảng đến 8 %.
So sánh như vậy không để Paris tự mãn nhưng như chính chuyên gia của Cơ quan Quan sát Tình hình Kinh tế Pháp OFCE ông Eric Heyer phải nhìn nhận « không có phép lạ » để giải quyết thất nghiệp.