Bên cạnh việc đi dạo trên bờ biển, ngắm nhìn bình minh và hoàng hôn, thì vẫn còn nhiều hoạt động thú vị khác đang chờ bạn. Hãy cùng điểm danh qua vài hoạt động khác chúng ta có thể tham gia tại bãi cát Cần Thơ nhé!

Thưởng thức hải sản và đặc sản miền Tây sông nước

Dọc theo bãi biển nhân tạo là hàng dừa xanh rì, lúc nào cũng vẫy tay đón gió. Do đó, bạn có thể thưởng thức những trái dừa mát lạnh, ăn hải sản tươi ngon cùng với bạn bè và người thân.

Nướng hải sản trên bếp lửa tí tách bên bờ cát đầy gió. Trên đầu những ngôi sao lấp lánh giữa màn trời đêm. Sẽ đem đến cho bạn khoảnh khắc bình yên, tạm quên đi cuộc sống thành phố bận rộn.

Dọc theo bờ biển là mini beach - quán nước nhỏ nhỏ xinh xinh, với những chiếc lều nhỏ đầy màu sắc. Cùng nhau nhâm nhi những món nước tươi mát, trên nền nhạc du dương, và hóng gió mát. Thời gian như lắng đọng lại, bạn sẽ có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên.

Biển nhân tạo Cần Thơ ở đâu?

Biển Cần Thơ nằm ngay trung tâm thành phố, thuộc khu Bãi Cát ngay ngã ba sông Hậu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Đây là bãi tắm nước ngọt với quy mô lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long từ trước đến nay.

Thời gian thích hợp đến biển Cần Thơ?

Bãi biển hoạt động từ 6h00 - 23h00 mỗi ngày. Nếu bạn muốn ngắm bình minh và tắm biển lúc sáng sớm thì có thể đến đây từ khoảng 6h00 - 9h00. Nếu bạn muốn bắt trọn những khoảnh khắc thơ mộng trên bãi biển.

Ngắm nhìn mặt trời khuất bóng thì 16h30 - 23h00 là thời điểm thích hợp nhất. Đi dạo quanh trên bờ cát trắng lúc hoàng hôn đang dần buông đầy gió, xa xa là tiếng còi tàu mang đến cảm giác thật khó tả. Tuy nhiên, bạn đừng nên đi biển Cần Thơ vào buổi ban trưa nhé! Thời tiết khá nóng và biển đầy nắng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái.

Giá vé vào biển nhân tạo Cần Thơ

Giá vé tắm tại bãi biển Cần Thơ chỉ mất 20,000 đồng/vé, bao gồm cả:

Thỏa thích vui chơi với những hoạt động dưới nước

Đến với bãi tắm Cần Thơ, bạn còn có cơ hội trải nghiệm nhiều trò chơi dưới nước khác. Bạn có thể vui chơi cùng gia đình, bạn bè hoặc chơi một mình điều được. Tại đây sẽ có hoạt động bơi thuyền, thuyền kayak chứ không phải là thuyền 3 độc mộc 3 lá nhé. Sải mái dầm trên sông Hậu mênh mông, băng băng sóng gió bên bờ là hàng cây bằng xanh mát. Thuyền kayak lặng lẽ rẻ sóng trôi.

Bạn muốn trải nghiệm cảm giác mạnh? Hãy thử ngay trò moto nước lượn quanh sông Hậu. Moto nước sẽ đưa bạn lướt trên đầu những ngọn sóng vỗ. Nếu muốn hòa mình vào ngọn gió trên sông thì đừng bỏ qua trò cano kéo dù. Với trò này bạn sẽ quan sát được bãi biển từ trên cao, và phóng tầm mắt về phía cầu Cần Thơ gần đó.

Ngoài ra còn có trò phao chuối, thích hợp cho các bạn nhỏ vui chơi cùng nhau. Đặc biệt, bạn cũng có thể thuê tàu cao tốc chạy dọc theo bãi biển. Đây cũng là một hoạt động được nhiều du khách lựa chọn.

Những địa điểm ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi khác gần biển Cần Thơ

Gần biển nhân tạo Cần Thơ có nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống mà bạn có thể ghé thăm sau một buổi chiều tắm biển.

Chợ đêm Trần Phú, nơi bạn hòa mình vào cuộc sống tấp nập về đêm. Với những món ăn đường phố thơm lừng đầy mời gọi. Những hàng quán đa dạng các món ăn hấp dẫn, cùng với sự nhiệt tình của những cô chủ quán. Chợ đêm nằm cạnh công viên sông Hậu nên khá thoáng mát.

Khi thành phố lên đèn, bạn hãy xuống chợ đêm Trần Phú và thưởng thức hải sản tươi sống với các món nướng, lẩu. Nếu là tín đồ ăn vặt thì bạn đừng bỏ qua địa điểm vui chơi đầy hấp dẫn này nhé.

Nhà hàng Lúa Nếp nổi tiếng với thực đơn đa dạng các món ăn miền Tây Nam Bộ. Nhìn từ trên cao, nhà hàng Lúa Nếp là những bungalow xếp thành hình nhánh lúa đang trổ bông. Đây chính là biểu tượng đáng tự hào của người dân Cần Thơ nói riêng, và cả đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hình ảnh bông lúa nổi lên bên cạnh dòng sông Hậu hiền hòa như một dấu ấn khó phai trong lòng du khách trong và ngoài nước.

Các món ăn nơi đây tuy đơn giản nhưng hương vị không thể tìm được ở nơi khác. Nhà hàng được nhiều du khách đánh giá là điểm đến đáng mong đợi với không gian sang trọng, thoáng mát, rộng rãi. Bên cạnh đó là menu đa dạng, thức ăn ngon với giá cả hợp lý.

Khách sạn Mường Thanh khởi nguồn từ đồng bằng nhỏ hẹp giữa những triền núi cao ở Tây Bắc. Đây là chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương. Trải dài từ Bắc vào Nam và cả nước bạn Lào.

Mường Thanh Luxury Cần Thơ là khách sạn đầu tiên của chuỗi khách sạn tại đồng bằng sông Cửu Long.  Đây là khách sạn cao nhất Cần Thơ với 27 tầng, và từng là tòa nhà cao nhất Cần Thơ. Bạn có thể đến đây nghỉ dưỡng, ngắm nhìn ánh nắng mặt trời bên bờ sông Hậu. Hay phóng tầm mắt ra xa tít, chiêm ngưỡng cả thành phố Cần Thơ từ trên cao.

Địa chỉ: Khu E1, Cồn Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam

Từ vựng Tiếng Anh về biển, hồ, sông, suối

Từ vựng Tiếng Anh về biển, hồ, sông, suối là một chủ đề quen thuộc nhưng chưa chắc người học Tiếng Anh đã nắm được toàn bộ. Hãy cùng Toomva tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Biển, hồ, sông, suối là được gọi chung là thuỷ vực, thuỷ cảnh hay các dạng địa hình nước. Đây là một dạng địa hình phổ biến với đặc điểm tự nhiên đa dạng. Vậy từ vựng Tiếng Anh về biển, hồ, sông, suối có gì thú vị mà bạn chưa biết? Cùng Toomva tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Trên đây là Từ vựng Tiếng Anh về biển, hồ, sông, suối mà Toomva muốn chia sẻ cùng bạn. Việc nắm vững nhóm từ vựng mở rộng này giúp bạn bổ sung vốn từ đa dạng cho các bài viết về chủ đề địa lý tự nhiên. Đừng quên truy cập chuyên mục Từ vựng Tiếng Anh để trau dồi từ vựng mới mỗi ngày nhé.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Chúc bạn một ngày học tập và làm việc hiệu quả!

Thống kê của Cục Quản lý đường sông, Việt Nam có 392 con sông. Có những con sông bắt nguồn từ các nước khác chảy qua lãnh thổ Việt Nam, có con sông bắt nguồn từ Việt Nam, chảy qua nước khác và cũng có những con sông bắt nguồn từ nước ta và chỉ chảy trong lãnh thổ rồi đổ ra biển...

Là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, sông Đồng Nai có khởi nguồn từ cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng) có tổng chiều dài 586 km. Với lưu lượng nước cực lớn, là nguồn thuỷ năng dồi dào cung cấp cho nhà máy thuỷ điện Đồng Nai.

Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km². Nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 km, còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ.

Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng. Sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai).

Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R'Lấp (Đắk Nông) và Bảo Lâm - Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) - Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Tẻh.Sau khi gặp sông Bé, sông Đồng Nai thành ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai (Vĩnh Cửu) ở tả ngạn - phía đông và Bình Dương (Tân Uyên) ở hữu ngạn - phía tây. Đến phường Uyên Hưng thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố.

Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và thành phố Hồ Chí Minh (quận 9, quận 2, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ), giữa Bà Rịa - Vũng Tàu (Phú Mỹ) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ).

Dòng chính sông Đồng Nai ở hạ lưu, đoạn từ chỗ sông Sài Gòn hợp lưu đến chỗ phân lưu thành Soài Rạp và Lòng Tàu, thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình".

Hình ảnh 10 dòng sông chảy qua Hà Nội (Video: Hữu Nghị).

Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có tổng chiều dài 1.149km, trong đó đoạn dòng chảy trên đất Việt Nam dài 556km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

Tại địa phận Hà Nội, sông Hồng chảy qua các quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm.

Theo dòng chảy thời gian, sông Hồng bồi đắp phù sa, hình thành nên một vùng đất đai màu mỡ, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sông Hồng không chỉ là biểu tượng của một nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ, mà còn mang lại nhiều giá trị văn hóa đặc thù và đáng trân trọng của người Việt Nam.

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, dài 927km, cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Đặc điểm có hàng trăm ghềnh thác hiểm trở, lưu lượng nước lớn, cung cấp hơn 30% lượng nước cho sông Hồng.

Hàng loạt các thủy điện lớn được xây dựng trên sông Đà như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu...  Sông Đà còn được gọi là dòng sông năng lượng. Vào những thời điểm hồ thủy điện tích nước, lòng sông thu hẹp để lộ ra những bãi cát lớn.

Ảnh chụp sông Đà tại cầu Đồng Quang, con sông là ranh giới tự nhiên giữa Hà Nội (bên trái) và tỉnh Phú Thọ (bên phải).

"Nước sạch sông Đà" là dự án lấy nước sông Đà cấp về thành phố Hà Nội, nhằm khắc phục những khó khăn trong việc cấp nước sạch từ các nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt ở vùng thành phố.

Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Điểm đầu tại nơi giáp ranh giữa xã Xuân Canh (huyện Đông Anh) và quận Long Biên của thành phố Hà Nội. Điểm cuối tại xã Cao Đức (Bắc Ninh) để hợp lưu với sông Thương thành sông Thái Bình.

Trong ảnh là điểm đầu sông Đuống (bên trái).

Hiện sông Đuống có 6 cây cầu bắc qua. Địa phận Hà Nội gồm cầu Đuống, cầu Đông Trù, cầu Phù Đổng. Địa phận Bắc Ninh gồm cầu Kinh Dương Vương, cầu Hồ, cầu Bình Than.

Trong ảnh là cầu Kinh Dương Vương bắc qua sông Đuống.

Sông Tô Lịch là con sông nhỏ chảy trong nội thành Hà Nội. Dòng chính chảy qua các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì. Chiều dài sông chỉ 13,5km.

Sông Tô Lịch được gọi là dòng sông chết do nguồn nước ô nhiễm nặng, không còn tôm cá sinh sống. Ngày nay, đoạn sông lộ thiên chỉ còn khoảng gần 14km, bắt nguồn từ các cống lớn, nhỏ, sau đó đổ vào sông Nhuệ.

Sông Tích bắt nguồn từ vùng núi Ba Vì, chảy qua các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và hợp lưu với sông Bùi (từ Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chảy về) tại ngã ba Tân Trượng, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, sau đó nhập vào sông Đáy tại ngã ba Ba Thá, huyện Chương Mỹ. Tổng chiều dài 110km.

Ảnh chụp tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội).

Nhiều năm qua, do việc xây dựng một số hồ chứa cùng diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và tác động của biến đổi khí hậu, nguồn sinh thủy của sông Tích trở nên cạn kiệt, đặc biệt vào mùa khô, nhiều đoạn đã trở thành sông chết. Đầu năm 2023, nước sông Đà được dẫn vào sông Tích qua cống đầu mối xã Thuần Mỹ (Ba Vì) bổ sung nguồn nước tưới cho 8 huyện phía tây và tây nam thành phố.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240km, là phân lưu của sông Hồng chảy qua Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ tại Cửa Đáy. Sông là dòng chảy chính của các sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Sắt, sông Nam Định, sông Vạc.

Khu vực gần với nội thành Hà Nội nước sông có màu đen kịt, bốc mùi nặng nề, gần như không có tôm cá. Năm 2007, công trình đưa nước từ sông Hồng ở cống Cẩm Đình qua hệ thống kênh tiêu Cẩm Đình - Hiệp Thuận dài 12km với kỳ vọng làm sống lại dòng sông Đáy.

Trong ảnh là đoạn sông Đáy ô nhiễm tại xã Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội).

Sông Kim Ngưu cổ là một phân lưu của sông Tô Lịch. Lấy nước từ sông Tô Lịch ở ô Cầu Giấy chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim Liên, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, Yên Sở, rồi hợp lưu trở lại ở Văn Điển.

Sông Kim Ngưu xưa là một tuyến giao thông đường thủy, nay chỉ còn chức năng là một sông thoát nước cho nội thành Hà Nội. Hiện Kim Ngưu còn lại một đoạn lộ thiên, dài khoảng gần 4km, từ Ô Đông Mác đến hồ Yên Sở.

Sông Nhuệ là một con sông nhỏ, thuộc phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76km, uốn lượn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Đoạn thuộc địa phận Hà Nội dài 63km. Trong ảnh là sông Nhuệ đoạn địa phận xã Cự Khê (Thanh Oai, Hà Nội).

Sông Nhuệ cũng là dòng sông chết do nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Hiện trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 2.521 nguồn thải, trong đó có 1.672 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (bệnh viện), 586 làng nghề.

Sông Cầu là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Tại địa phận Hà Nội, sông Cầu là ranh giới tự nhiên giữa huyện Sóc Sơn và tỉnh Bắc Giang.

Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290km, bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On, Bắc Kạn) và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại.

Cuối cùng là sông Cà Lồ, lấy nước từ sông Hồng, kết hợp với nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo để đổ vào sông Cầu tại địa phận xã Việt Long (huyện Sóc Sơn - Hà Nội). Sông có chiều dài 89km.

Theo nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Science, hơn 60% hiện tượng băng tan trên thế giới gần đây là hậu quả từ hoạt động của con người.

Theo nghiên cứu khoa học đầu tiên về tác động cụ thể của con người đối với hiện tượng tan chảy ở các dòng sông băng, các nhà khoa học nhận thấy con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.

Hơn 60% hiện tượng băng tan trên thế giới gần đây là hậu quả từ hoạt động của con người.

Theo nghiên cứu công bố ngày 14/8 trên tạp chí Science (Khoa học) của Mỹ, kể từ khi xảy ra hiện tượng tan chảy sông băng đầu tiên năm 1851 đến giữa thế kỷ 20, không có bằng chứng nào cho thấy con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Từ giữa thế kỷ 20 đến năm 1990, con người là tác nhân gây ra 25% tổng lượng băng tan chảy ở các sông băng và tỷ lệ này tăng lên tới 69% trong thời kỳ từ năm 1991 đến nay, gây quan ngại lớn trong giới nghiên cứu khí hậu thế giới.

Theo Ben Marzeion, chuyên gia khí hậu tại Đại học Innsbruck (Áo), hiện tượng tan chảy của các dòng sông băng đang ngày một tăng tốc và hoàn toàn có thể kết luận phần lớn nguyên nhân là do hoạt động của con người. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động của con người là các dòng sông băng ở Alaska và dãy Alps.

Cũng theo chuyên gia Marzeion, trong hai thập kỷ trở lại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 295 tỷ tấn băng tan do tác động từ con người và khoảng 130 tỷ tấn tan chảy do các nguyên nhân tự nhiên.

Nhà địa vật lý Regine Hock thuộc Đại học Alaska Fairbanks, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định sự nhảy vọt từ 25% lên gần 70% là sự gia tăng đáng kể khiến giới chuyên gia lo ngại.

Lượng nước tan chảy từ các dòng sông băng đóng góp 40% trong mỗi inch (2,54cm) nước biển dâng trong mỗi thập kỷ. Con số này sẽ tăng lên nếu tính cả sự tan chảy của các dải băng và hiện tượng giãn nở nước biển do nhiệt độ toàn cầu ấm lên.

Nghiên cứu trên được thực hiện với biên độ sai số khá cao. Cụ thể, mức tác động tối thiểu do con người gây ra có thể chỉ ở mức 45%, hoặc cũng có thể lên tới 93%. Tuy nhiên trong nghiên cứu, các nhà khoa học thường lấy theo mức trung bình.

Khoa học chứng minh có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tan băng như nhiệt độ Trái Đất tăng lên, phát thải quá nhiều khí nhà kính và những thay đổi trong hoạt động canh tác, sử dụng đất. Đây là quá trình thay đổi kéo dài và rất khó nhận biết ngay lập tức. Vì vậy, nếu không được nghiên cứu và ngăn chặn kịp thời, Trái Đất rất có thể sẽ bước vào giai đoạn đầu của quá trình tan băng cường độ lớn, gây ra những tác động khôn lường cho cuộc sống của người dân và phá hủy những thành quả phát triển mà thế giới đã phải rất nỗ lực mới đạt được./.

Biển Cần Thơ - Điểm cực chill ven bờ sông Hậu

Cần Thơ có biển? Đúng vậy, bạn không hề nghe nhầm đâu. Tuy nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Cần Thơ vẫn có biển. Biển nhân tạo Cần Thơ hay còn được gọi là biển Cần Thơ là điểm đến lý tưởng sau một ngày làm việc mệt mỏi hoặc thư giản vào cuối tuần. Ngồi trên bãi cát trắng. Đón những làn gió mát. Lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rào cùng tiếng thuyền ngoài xa. Tất cả hòa quyện vào nhau đem đến cho bạn cảm giác mới mẻ khác lạ.

Ngày 1/1/2014, 400m bãi bờ sông Hậu đã được phủ lên mình một triệu mét khối cát với mục đích mang du lịch biển về Cần Thơ. Với khối lượng cát khổng lồ, bờ sông đầy bùn đất ngày nào giờ trở thành bãi cát trắng ngần. Nơi đây đã trở thành bãi tắm không bùn thu phục vụ nhu cầu người dân địa phương. Bên cạnh đó cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan và vui chơi giải trí.

Nếu bạn muốn tìm một nơi du lịch mới mẻ, thì hãy đến ngay biển Cần Thơ. Đến với vùng biển có một không hai này, bạn sẽ được hít thở bầu không khí trong lành. Ngắm nhìn hoàng hôn dần buông xuống. Từ đây có thể ngắm cầu Cần Thơ, chiếc cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á. Thời điểm cầu Cần Thơ dần lên đèn, một dòng ánh sáng lấp lánh phản chiếu bên dưới mặt sông, mềm mại như một dải lụa.