Doanh nghiệp trước khi kê khai thuế TNDN cần phải nộp thì cần xác định thuế TNDN. Bài viết dưới đây của iHOADON sẽ hướng dẫn chi tiết cách nộp thuế TNDN tạm tính theo quý. Cùng tìm hiểu nhé.

Các khoản chi được trừ khi tính thuế

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trừ các khoản chi không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

(3) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Xem thêm: Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nhắc đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì hầu hết mọi người đều biết người nộp thuế là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là hiểu biết mang tính khái quát nhất, bởi lẽ bên cạnh doanh nghiệp là đối tượng chính thì người nộp thuế TNDN còn gồm một số đối tượng khác.

Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung 2013 quy định người nộp thuế TNDN gồm các đối tượng sau:

* Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

* Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế TNDN như sau:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.

- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

* Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gồm:

- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Xem thêm: Doanh nghiệp bị phạt nếu hiệu quả kinh doanh quý 4 tăng mạnh?

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của kỳ phát sinh tiếp theo

Thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của kỳ phát sinh tiếp theo.

- Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả kinh doanh để xác định số thuế TNDN tạm tính vào mỗi quý

- Tổng số tiền thuế TNDN đã nộp vào 3 quý đầu năm phải trên 75% tổng số thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp của cả năm.

- Nếu người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua một trong các hình thức dưới đây:

- Nộp thuế TNDN tạm tính trực tiếp tại kho bạc nhà nước

- Qua ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng.

- Nộp thuế thông qua tổ chức được ủy quyền.

- Nộp thuế qua trang web của Tổng cục thuế https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Trên đây là hướng dẫn cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý cho các doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

- Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. - Nghị định 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022. - Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

-----------------------------------------------------------------------------------------

"Doanh nghiệp phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) Và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.  - Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế TNDN tạm nộp quý."

"Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau."

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách tính thuế TNDN phải nộp cụ thể như sau:

"Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Cách xác định thu nhập tính thuế TNDN:

Bước 2: Cách xác định "Thu nhập chịu thuế" , "Thu nhập được miễn thuế" và "Các khoản lỗ được kết chuyển" cụ thể như sau:

Bước 3: Cách xác định "Doanh thu" , "Chi phí được trừ" và " "Các khoản thu nhập khác" cụ thể như sau:

b. Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN:

c. Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:

Cách xác định lỗ và chuyển lỗ: - Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. - Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. - Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

=> Thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2023 là 10 tỷ đồng, phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2024. (vì số lỗ nhỏ hơn số lãi nên được chuyển toàn bộ).

Ví dụ 2: Năm 2024 có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng. - Năm 2025 có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng. => Thì:     + Được chuyển tối đa số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2025; (Vì số lỗ được chuyển tối đa bằng = số lãi năm nay)     + Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2024 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

-------------------------------------------------------------- - Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó.

-> Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

-------------------------------------------------------------------- - Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

3. Ví dụ Cách tính thuế TNDN tạm tính quý và cuối năm: Ví dụ Kế toán Thiên Ưng có số liệu như sau: Năm 2023: Lỗ 50.000.000 Năm 2024: Số liệu như sau:

+ Doanh thu hoạt động bán hàng, dịch vụ là (TK 511): 500.000.000 + Doanh thu từ hoạt động Tài chính (Lãi tiền gửi) (TK 515): 6.000.000 + Chi phí giá vốn (TK 632): 200.000.000 + Chi phí bán hàng (TK 641, nếu theo TT 133 là TK 6421) : 80.000.000 + Chi phí quản lý (TK 642, nếu theo TT 133 là TK 6422): 90.000.000 + Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay) (TK 635): 5.000.000

+ Thu nhập khác (Tiền phạt thu được do khách hàng vi phạm hợp đồng) (TK 711): 10.000.000 + Chi phí khác (TK 811): 10.000.000 (Trong đó có: Tiền phạt chậm nộp thuế: 3.500.000 và 6.500.000 Tiền phạt do vi phạm hợp đồng với khách hàng).

Cách tính thuế TNDN năm 2024 phải nộp như sau: - Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển) Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

= 500.000.000 + 6.000.000 - (200.000.000 + 80.000.000 + 90.000.000 + 5.000.000 + 6.500.000) + 10.000.000

= 506.000.000 - 381.500.000 + 10.000.000 = 134.500.000

(Do Khoản Tiền phạt chậm nộp thuế: 3.500.000 KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN -> Nên sẽ bị loại ra. Còn khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng thì vẫn được trừ nhé) -> Thu nhập tính thuế = 134.500.000 - 50.000.000 = 84.500.000 (Do Thu nhập tính thuế (Có lãi) lớn hơn Số lố năm trước "50tr" -> Nên được chuyển toàn bộ số lỗ 50tr năm 2023 sang năm 2024). -> Chi tiết cách chuyển lỗ trên phụ lục 03-2A/TNDN -> các bạn xem lại phần c "Cách chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN" bên trên nhé. => Thuế TNDN năm 2024 = 84.500.000 x 20% = 16.900.000

Chú ý: Khoản chi phí KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN -> Các bạn vẫn phải hạch toán đúng vào Tài khoản kế toán và kết chuyển như bình thường (Vì đây là chi phí kế toán). -> Còn việc Không được trừ thì các bạn có thể lập 1 bảng Excel để theo dõi bên ngoài (hiện tại có 1 số phần mềm kế toán có chức năng theo dõi khoản Chi phí không được trừ này nhé): - Khi lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN cuối năm thì sẽ nhập vào Chỉ tiêu B4. - Còn khi tạm tính thuế TNDN Qúy thì dựa vào bảng Excel đó để trừ đi khi tính thuế TNDN như ví dụ trên nhé.

-----------------------------------------------------------------------------------

Chú ý Khi tính thuế TNDN tạm nộp quý năm 2024: Kể từ nngày 30/10/2022 theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: “b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này). Người nộp thuế phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước" Như vậy:  - Hàng quý DN sẽ tự tính số tiền thuế TNDN tạm nộp quý để nộp cho Cơ quan Thuế -> Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.  - Tổng số thuế TNDN tạm nộp 4 quý Không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm. Nếu nộp thiếu thì phải nộp tiền chậm nộp.

Ví dụ thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý 2/2024 chậm nhất là ngày 30/07/2024.

-----------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------