Chọn File => New => Project hoặc bấm tổ hợp Ctrl + Shift + N

Thực hành 3: thêm project mới vào solution

Trong Visual Studio, một solution có thể chứa nhiều project. Chúng ta sẽ thêm một project thứ hai vào solution. Cách thực hiện xem trong hình minh họa dưới đây.

Được thành lập từ năm 2000, Gameloft là nhà phát triển và phát hành hàng đầu thế giới các sản phẩm Video Game cho điện thoại di động và các thiết bị console đóng vai trò tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo Mobile Game. Hiện nay Gameloft sở hữu nhiều bộ sưu tập game của riêng mình với các thương hiệu game lớn như Real Football, Asphalt, Morden Combat, Minion Rush, Order & Chao, Cerebral Challenge,… Đồng thời, Gameloft đã phát triển được mạng lưới phân phối rộng khắp trên hơn 100 quốc gia, thông qua thỏa thuận với các nhà sản xuất điện thoại di động, các nhà phân phối, và với cửa hàng trực tuyến của mình. Có mặt tại Việt Nam vào năm 2004, Gameloft Việt Nam mở ra cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế với các đội ngũ khác nhau trên thế giới tại Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á: New York, Montreal, Mexico, Buenos Aires, Paris, Barcelona, Bucharest, Tokyo, Beijing,…. và Việt Nam (Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội).

Gameloft tại Việt Nam đã được bình chọn là công ty nằm trong top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2013, 2014 và là một trong 10 công ty tốt nhất trong lĩnh vực IT – Phần mềm.

C# là một ngôn ngữ lập trình được xây dựng riêng cho .NET Framework – nền tảng phát triển ứng dụng chủ đạo hiện nay của Microsoft. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nhân lực lập trình viên .NET và C# đang rất lớn.

Hiện nay, số lượng tài liệu lập trình C# rất nhiều. Mỗi tài liệu có hướng tiếp cận riêng. Tuy nhiên, các tài liệu tốt nhất đều viết bằng tiếng Anh. Trên mạng Internet bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều nội dung hướng dẫn học lập trình C# tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng thường là những blog post hoặc series bài khá rời rạc. Việc tự học theo các website hoặc blog như vậy khá khó khăn và thiếu bài bản.

Vì vậy chúng tôi quyết định xây dựng một bộ bài giảng riêng hướng tới tính hệ thống và bài bản giúp bạn có thể tự học lập trình C#. Nội dung bài giảng này được tham khảo từ những tài liệu dạy lập trình C# tiếng Anh mới nhất và được đánh giá cao trên Amazon.

Ngoài nội dung lý thuyết giống như các tài liệu giảng dạy trình C# khác, chúng tôi xây dựng riêng một phần thực hành. Nội dung thực hành sẽ hướng dẫn các bạn theo kiểu step-by-step để tự thực hiện một mini project. Trong mini-project sẽ cố gắng vận dụng đầy đủ kiến thức và kỹ thuật lập trình C# để xây dựng một ứng dụng trọn vẹn.

Để chuyển tới bài học có thể thông qua các link ở phần Nội dung trên sidebar hoặc phần mục lục ở cuối bài, hoặc click vào link dưới đây để chuyển đến thư mục bài học.>> CHUYỂN TỚI THƯ MỤC BÀI HỌC <<

Trong tập bài giảng này, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận để đảm bảo đủ hai mục tiêu: cung cấp các khái niệm và kỹ thuật đặc trưng của ngôn ngữ (giống như các tài liệu về lập trình khác); chỉ dẫn cách vận dụng trong giải quyết một bài toán trọn vẹn.

Phần lý thuyết sẽ tiếp cận theo cách truyền thống thường gặp trong các cuốn sách dạy lập trình C# tiếng Anh. Các bài học sẽ lần lượt đề cập đến các vấn đề từ cơ bản nhất (như từ khóa, bộ ký tự, kiểu dữ liệu, v.v.) đến các vấn đề quan trọng của lập trình hướng đối tượng cũng như các chủ đề nâng cao riêng của lập trình C#.

Trong phần thực hành, bài giảng sẽ hướng dẫn từng bước thực hiện một mini-project trọn vẹn, từ phân tích bài toán đến lúc đóng gói và cài đặt ứng dụng.

Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi cố gắng áp dụng những nguyên lý ứng dụng của lập trình hướng đối tượng ở những nơi phù hợp. Điều này nhằm mục đích lưu ý người học xây dựng ý thức trong việc vận dụng chúng trong quá trình phát triển ứng dụng.

Lưu ý rằng, cách tiếp cận này không nhất định chỉ sử dụng khi học lập trình C#.NET mà còn có thể được vận dụng khi học bất kỳ một ngôn ngữ và công nghệ phát triển ứng dụng nào. Cách tiếp cận (và bài toán) này sẽ được chúng tôi sử dụng trong việc hướng dẫn học nhiều ngôn ngữ khác.

Chúng tôi xây dựng tập bài giảng này hướng tới người đã có kiến thức cơ bản về lập trình nói chung và lập trình hướng đối tượng nói riêng. Nếu chưa từng tiếp xúc với các khái niệm cơ bản như biến, hằng, phương thức/chương trình con/hàm, biểu thức, lớp, đối tượng, kế thừa, v.v., người học sẽ khó theo được chương trình vì tài liệu này sẽ không giải thích chi tiết các khái niệm cơ bản nữa.

Vì C# là một ngôn ngữ sử dụng cấu trúc cú pháp tương tự C/C++, nếu người học đã từng biết một trong các ngôn ngữ như C/C++, Java sẽ rất dễ dàng theo học. Nếu đã học một trong số các ngôn ngữ như JavaScript, PHP, Perl, tài liệu này cũng rất phù hợp. Nếu xuất phát điểm là những ngôn ngữ sử dụng cấu trúc của Pascal/Delphi hay Visual basic, việc học có chút khó khăn hơn.

Tuy nhiên, vì đây là một tài liệu ở cấp độ cơ bản, bất kỳ ai có nguyện vọng và ham mê học một ngôn ngữ lập trình mới đều có thể học được (miễn là không xuất phát từ con số 0).

Nội dung của bài giảng có thể sẽ liên tục được cập nhật để phản ánh những tính năng mới của C# và .NET. Hãy thường xuyên truy cập site để theo dõi nhé.

Viết code cho chương trình đầu tiên “Hello world”

Click đúp vào file “Program.cs” để mở trong trình soạn thảo code.

Thêm code như sau vào thân phương thức static void Main(string[] args)

Giao diện code editor của Visual Studio

Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, khi gõ một vài ký tự, Visual Studio sẽ tự động liệt kê các code có chứa những chữ này. Chúng ta có thể trực tiếp lựa chọn bằng cách di chuyển tới mục mong muốn bằng các phím mũi tên, sau đó ấn phím tab mà không cần gõ hết câu.

Tính năng này của trình soạn thảo C# trong Visual Studio được gọi là IntelliSense. IntelliSense giúp việc soạn thảo code C# đặc biệt nhanh chóng và tiện lợi, cũng như giúp giải phóng người lập trình khỏi việc phải ghi nhớ máy móc tất cả các tên gọi. Sau này chúng ta sẽ còn sử dụng nhiều tính năng khác của IntelliSense.

Cũng có thể gọi các lệnh này qua menu Debug => Start Debugging hoặc Start Without Debugging

Mặc dù chương trình của chúng ta chưa thực hiện được chức năng gì nhưng đến đây xin chức mừng bạn đã viết được chương trình đầu tiên với C# và .NET framework.

Debug là chế độ hoạt động mà chương trình được gắn vào một chương trình đặc biệt gọi là debugger (ở đây là Visual Studio Debugger) để giúp chúng ta theo dõi được hoạt động của chương trình, như là giá trị của các biến. Chương trình chạy ở chế độ debug có thể được dừng tại bất kỳ câu lệnh nào (bằng cách đánh dấu break ở câu lệnh đó) và tiếp tục chạy/dừng theo yêu cầu của người lập trình. Debug giúp chúng ta phát hiện các lỗi logic của chương trình. Đối với lỗi cú pháp, trình soạn thảo của C# có thể trực tiếp hiển thị trong quá trình viết code mà không cần chạy thử.