%PDF-1.4 %âãÏÓ 337 0 obj <> endobj xref 337 80 0000000016 00000 n 0000002691 00000 n 0000002838 00000 n 0000003453 00000 n 0000003591 00000 n 0000003970 00000 n 0000004084 00000 n 0000004574 00000 n 0000004601 00000 n 0000004864 00000 n 0000007032 00000 n 0000008830 00000 n 0000010847 00000 n 0000013050 00000 n 0000013204 00000 n 0000013316 00000 n 0000014894 00000 n 0000015073 00000 n 0000015972 00000 n 0000016389 00000 n 0000017301 00000 n 0000018121 00000 n 0000018218 00000 n 0000018506 00000 n 0000018820 00000 n 0000020868 00000 n 0000022901 00000 n 0000023303 00000 n 0000023737 00000 n 0000025502 00000 n 0000033002 00000 n 0000033077 00000 n 0000033174 00000 n 0000033323 00000 n 0000033920 00000 n 0000033990 00000 n 0000034093 00000 n 0000034206 00000 n 0000040821 00000 n 0000040899 00000 n 0000041127 00000 n 0000041404 00000 n 0000041727 00000 n 0000047918 00000 n 0000048316 00000 n 0000048394 00000 n 0001275026 00000 n 0001275403 00000 n 0001275527 00000 n 0001275562 00000 n 0001275640 00000 n 0001281315 00000 n 0001281643 00000 n 0001281709 00000 n 0001281825 00000 n 0001281903 00000 n 0001282227 00000 n 0001282282 00000 n 0001282398 00000 n 0001282522 00000 n 0001282646 00000 n 0001282716 00000 n 0001282819 00000 n 0001289469 00000 n 0001289781 00000 n 0001290178 00000 n 0001290205 00000 n 0001290667 00000 n 0001291024 00000 n 0001291102 00000 n 0001291373 00000 n 0001291451 00000 n 0001291568 00000 n 0001291830 00000 n 0001291908 00000 n 0001292174 00000 n 0001296813 00000 n 0001324677 00000 n 0000002509 00000 n 0000001935 00000 n trailer <<77B27F1F61DDF14BB0F496C66DBFF3DE>]/Prev 1665509/XRefStm 2509>> startxref 0 %%EOF 416 0 obj <>stream hÞ„‘KhQ…¿›™d¦šjZɪR³¨µ”�b*Edq“š F%¾`D«µ"„"F´ÈõA|¨¡£èÆv¡ØMqE�J±‚(QpQ…êJÁ›‚váÂ.çÜÿç^`˜oð¡¿?M�Y‚Ê3Ð1Ï1ýÄ�—ÿ°«=ð:Yüu´fªic~�Ü¿íq©+ø2}uMÏè@)1ô¨÷ûØDlòéÉÌ«R\ÝÛqÿVVÕ’›…3¨ÞT×ØM ³æ_fVQ4c-L)]«N~Ɖ¢Þ!âz\¼y>Iå5Hsí9ñMÖ�ñ•f^Å´nü1ÞÙ¾8ºÃ ©÷ñ³lŒ3w„.·ö¢F„™o{:9ÕàŽt±¤e±-špËlwÙ»üP…{ˆShcXÒi“Á[TIýšdšIØf3ºëŸ’úAZmµWíe6Hö¨*)ºipTÝ8¬g➘ZÞŒÑâ�FÉ»ÚgBX$yAÂ!欬6wæ‚ôæ0ËÄ™gÓéz*øÊXKˆ:b+ž"~)¢,µùÁŠi²6ýÿü[+}^©�gJ[0îöŒ•×ûøe$¾óùÙÖ+oÛ^]KôMÖÔ÷gÊÖ¥ÔøúÛ©›1Îbí«ªzü` =H�À endstream endobj 415 0 obj <>/Filter/FlateDecode/Index[84 253]/Length 31/Size 337/Type/XRef/W[1 1 1]>>stream hÞbbòc`b``Ń3Î ƒÑø %0 � endstream endobj 338 0 obj <>/Metadata 82 0 R/Pages 81 0 R/StructTreeRoot 84 0 R/Type/Catalog/ViewerPreferences<>>> endobj 339 0 obj <>/Font<>/ProcSet[/PDF/Text/ImageC]/XObject<>>>/Rotate 0/StructParents 0/TrimBox[0.0 0.0 595.276 841.89]/Type/Page>> endobj 340 0 obj <> endobj 341 0 obj <> endobj 342 0 obj <> endobj 343 0 obj <>stream H‰\“ÁŠ£@@ï~Egƒ¶�6 A0!‡�6»`´“6*sÈßoÛOf`…UÕU¯©ËcuúY„ŸvlOf—~謹�Ûq6×~d,º¾�Wòÿ홂Пž÷ÙÜŽÃev;þtÁûlŸâ¥èƳy ÂÛÛWñò»<½Šðô˜¦¿æf†YD"ÏEg.î ÍôÞÜŒ}ÙÛ±sñ~~¾¹šïŒ_ÏɈسd˜vìÌ}jZc›áj‚]ä¾\ìj÷å�ºÿ⛵ì|iÿ4Ö§+—Eq”/o
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng tuyển dụng lao động làm việc tại Hội sở tỉnh và phòng giao dịch cấp huyện, cụ thể như sau:
Tóm tắt: Tài chính toàn diện ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển, ổn định kinh tế của mỗi quốc gia. Nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) trên các góc độ: Nhà cung cấp dịch vụ (NHCSXH); người sử dụng dịch vụ (khách hàng của NHCSXH) và một số nhân tố khác. Từ đó, nhóm tác giả đánh giá những kết quả đã đạt được trong thúc đẩy tài chính toàn diện của NHCSXH cũng như những điểm còn tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại NHCSXH. Từ khóa: Tài chính toàn diện, thúc đẩy tài chính toàn diện, NHCSXH.
PROMOTING THE FINANCIAL INCLUSION AT THE VIETNAM BANK FOR SOCIAL POLICIES
Abtrast: Financial inclusion plays a crucial role in the development and economic stability of every country. The study conducts an analysis of the current situation regarding the promotion of financial inclusion at the Vietnam Bank for Social Policies (VBSP) from various perspectives: Service providers (VBSP), service users (customers), and other environmental factors. Consequently, it evaluates the achieved results in promoting the financial inclusion at VBSP, as well as identifying existing strengths and limitations. Based on these findings, the authors propose solutions to promote the financial inclusion at VBSP. Keywords: Financial inclusion, promoting financial inclusion, VBSP. 1. Đặt vấn đề Sự ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giảm bất bình đẳng đã được các nhà nghiên cứu, các tổ chức tài chính quốc tế cũng như chính phủ các quốc gia ghi nhận. Vì vậy, nhiều chương trình đã được các tổ chức quốc tế triển khai trong mục tiêu thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, cụ thể: Tổ chức Liên hợp quốc đã triển khai các chương trình thông qua Quỹ Đầu tư phát triển Liên hợp quốc; các nước G20 đã thống nhất bộ nguyên tắc cho tài chính toàn diện và đây cũng là những trọng tâm của kế hoạch hành động Nhóm G20. ASEAN coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột của Tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025 về hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm công tác về tài chính toàn diện để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực; Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã xây dựng các chương trình, dự án để thúc đẩy tài chính toàn diện tại nhiều quốc gia. Có rất nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đã và đang xây dựng khuôn khổ, chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Việt Nam, quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, cũng không đứng ngoài xu thế trên. Tại NHCSXH, khách hàng chủ yếu là người nghèo và các đối tượng chính sách, sinh sống chủ yếu tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Vì vậy, NHCSXH có vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống tài chính toàn diện tại Việt Nam, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức là đối tượng chính sách đặc biệt, là nhóm dân cư thiệt thòi và nhóm thu nhập thấp, góp phần mở rộng tiếp cận và sử dụng được các sản phẩm và dịch vụ tài chính chính thống trên nền tảng kỹ thuật mới với chi phí hợp lý. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu thực trạng tài chính toàn diện tại NHCSXH và đưa ra giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại NHCSXH là rất cần thiết. 2. Thực trạng tài chính toàn diện tại NHCSXH Để đánh giá tài chính toàn diện tại NHCSXH, nhóm nghiên cứu đã thực hiện xây dựng ba mẫu phiếu khảo sát với số lượng 550 phiếu để thu thập thêm thông tin đánh giá về thực trạng thúc đẩy tài chính toàn diện tại NHCSXH, cụ thể như sau: Thứ nhất, mẫu phiếu khảo sát số 01/KS với nội dung trên 30 đến dưới 40 chỉ tiêu, thực hiện khảo sát khách hàng vay vốn và khách hàng chỉ mở tài khoản tại NHCSXH. Số lượng phiếu khảo sát đối với mẫu này là 251 phiếu. Thứ hai, mẫu phiếu khảo sát số 02/KS với nội dung trên 30 đến dưới 40 chỉ tiêu, thực hiện khảo sát cán bộ lãnh đạo quản lý NHCSXH cấp tỉnh và cấp huyện. Số lượng phiếu khảo sát đối với mẫu này là 152 phiếu. Thứ ba, mẫu phiếu khảo sát số 03/KS với nội dung đến 30 chỉ tiêu thực hiện khảo sát các đối tượng cán bộ kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội như Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, Ban giảm nghèo cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TTKVV). Số lượng phiếu khảo sát đối với mẫu này là 160 phiếu. Nhóm nghiên cứu đã triển khai thực hiện khảo sát tại 15 tỉnh đại diện cho ba miền trong cả nước: Miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Tại miền Bắc, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 5 tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh. Tại miền Trung - Tây Nguyên, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 5 tỉnh: Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Lâm Đồng. Còn tại miền Nam, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 5 tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Cần Thơ và Kiên Giang. 2.1. Nhà cung cấp dịch vụ (NHCSXH) a) Mạng lưới giao dịch tại NHCSXH Theo báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH, đến ngày 31/12/2023, NHCSXH có tổng số 63 chi nhánh cấp tỉnh, 628 phòng giao dịch cấp huyện. Ngoài ra, NHCSXH còn là ngân hàng duy nhất tổ chức giao dịch định kỳ tại trụ sở các UBND cấp xã trên toàn quốc. Hệ thống NHCSXH có 10.452 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 10.395 điểm giao dịch xã độc lập, 57 điểm giao dịch liên phường của 130 phường và 78 xã, phường, thị trấn, thực hiện giao dịch vào một ngày cố định trong tháng tại trụ sở UBND cấp xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay. Thông tin về địa điểm, thời gian giao dịch tại các điểm giao dịch xã được niêm yết công khai trên website của NHCSXH và được cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi, điều chỉnh. Hoạt động giao dịch xã đã thực hiện trung bình 97% tổng giá trị giao dịch của NHCSXH với khách hàng. Trong đó, tỉ lệ giao dịch giải ngân tại điểm giao dịch xã trung bình là 97%; tỉ lệ giao dịch thu lãi tại điểm giao dịch xã đạt 99%; tỉ lệ giao dịch thu nợ gốc tại điểm giao dịch xã đạt 94%. Đến ngày 31/12/2023, NHCSXH có 168.385 TTKVV. TTKVV đóng vai trò nền tảng trong hoạt động của NHCSXH kể từ khi thành lập, mạng lưới TTKVV là cầu nối giữa NHCSXH với người vay, giúp chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến các đối tượng được thụ hưởng nhanh chóng, hiệu quả, tiết giảm tối đa chi phí. Ban quản lý TTKVV được NHCSXH ủy nhiệm thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay, như: Tuyên truyền về tín dụng chính sách, hỗ trợ tổ viên gia nhập tổ, tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn, bình xét cho vay, hỗ trợ quá trình sử dụng vốn, đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi, thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên và giao dịch với NHCSXH định kỳ vào ngày giao dịch xã. Vì vậy, hoạt động ủy nhiệm của Ban quản lý TTKVV đóng góp một phần mắt xích trong mạng lưới giao dịch của NHCSXH để cung cấp tín dụng chính sách đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khảo sát về địa điểm giao dịch của NHCSXH, có 244/251 khách hàng trả lời địa điểm giao dịch của NHCSXH thuận lợi, tốt (chiếm 97,2%) và 07/251 ý kiến trả lời bình thường (chiếm 2,8%). Đồng thời, có 66/251 khách hàng có khoảng cách từ nhà đến điểm giao dịch xã của NHCSXH dưới 1km; 106/251 khách hàng có khoảng cách từ nhà đến điểm giao dịch xã của NHCSXH trên 1km đến 3km và 79/251 khách hàng có khoảng cách từ nhà đến điểm giao dịch xã của NHCSXH trên 3km. b) Sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ tài chính tại NHCSXH Với đối tượng khách hàng chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, vùng khó khăn, những người yếu thế, khó vay vốn từ các ngân hàng thương mại, NHCSXH đã phát triển nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của người dân. Hiện tại, NHCSXH đang cung cấp hơn 20 chương trình cho vay phục vụ các đối tượng với nhu cầu khác nhau như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cho vay xuất khẩu lao động... Trong đó: Nhóm các chương trình tín dụng chính sách đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm: Đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh/thương nhân hoạt động thương mại ở vùng khó khăn, người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, đồng bào dân tộc thiểu số… Đến ngày 31/12/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 331.924 tỉ đồng với hơn 6,8 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Riêng dư nợ phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế và việc làm, bao gồm: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động… đạt 241 nghìn tỉ đồng, chiếm 72,6% tổng dư nợ. Số liệu này cho thấy, tầm quan trọng của tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Nhóm các chương trình tín dụng chính sách nhằm giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu trong đời sống được thiết kế nhằm hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác... được vay vốn ưu đãi để xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua/thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng nhà phòng, chống bão lụt, xây dựng công trình cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh quy mô hộ gia đình, trang trải chi phí học tập cho học sinh, sinh viên… Đến ngày 31/12/2023, dư nợ cho vay là 90.000 tỉ đồng (chiếm 27,1% tổng dư nợ) trong đó: Cho vay nhà ở 19.969 tỉ đồng, cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 53.787 tỉ đồng, cho vay phục vụ nhu cầu học tập là 16.305 tỉ đồng. Nhóm các chương trình tín dụng chính sách nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kết thúc đợt giải ngân ngày 31/3/2022, NHCSXH đã thực hiện 36 đợt vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước để cho vay các đối tượng theo quy định tại 63 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố với tổng số tiền 4.787 tỉ đồng cho 3.561 lượt khách hàng1 (người sử dụng lao động) để trả lương cho 1.218.948 lượt người lao động, với 1.548 doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách. Đến ngày 31/12/2023, dư nợ chương trình còn là 12,2 tỉ đồng, với 16 khách hàng còn dư nợ; số vốn thu hồi nợ là 4.774,8 tỉ đồng, với 3.545 khách hàng đã tất toán. Nhóm các chương trình tín dụng chính sách hỗ trợ cho người quay lại gia nhập cộng đồng như cho vay người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người chấp hành xong án phạt tù và triển khai một số dự án vay vốn nước ngoài cho mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Đến ngày 31/12/2023, có dư nợ là 886 tỉ đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ. Các chương trình cho vay của NHCSXH đều được áp dụng mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn so với lãi suất thị trường để giảm bớt khó khăn về tài chính cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi tiết kiệm… của NHCSXH được cung cấp theo cách thuận tiện và hoàn toàn không thu phí, phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã thay vì tại trụ sở NHCSXH huyện để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Lịch giao dịch xã được ấn định vào ngày cố định để hộ vay dễ nhớ và được niêm yết công khai ngày, giờ để nhân dân thực hiện và giám sát. Ngoài các sản phẩm tín dụng, NHCSXH còn có các sản phẩm dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union, dịch vụ mở tài khoản, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm được thiết kế riêng cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đó là sản phẩm tiết kiệm cho người nghèo tham gia vào TTKVV. Các tổ trưởng nhận tiền gửi từ các thành viên trong tổ, thường là những món tiền rất nhỏ, sau đó hằng tháng nộp cho cán bộ NHCSXH tại điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch xã theo quy định. Các thành viên có thể dùng tiền tiết kiệm để trả nợ, trả lãi bằng chuyển khoản cho NHCSXH hoặc rút ra khi cần thiết. Từ cuối năm 2016, NHCSXH triển khai nhận tiền tiết kiệm dân cư tại điểm giao dịch xã, bất kỳ người dân nào đủ năng lực dân sự đều có thể chọn gửi tiền tại điểm giao dịch xã của NHCSXH thay vì phải đi đến các trụ sở ngân hàng xa nơi họ sinh sống. Sản phẩm đem lại sự tiện lợi cho khách hàng sinh sống ở xa trung tâm đô thị. Đối với những khách hàng gặp rủi ro khách quan, chưa có khả năng trả nợ, NHCSXH áp dụng các chính sách gia hạn nợ, cho vay lưu vụ, khoanh nợ để tạo điều kiện cho khách hàng duy trì sản xuất, kinh doanh, có nguồn thu để trả nợ. Đối với những trường hợp mất khả năng trả nợ vì lý do khách quan như người vay qua đời, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn người thừa kế hoặc người thừa kế hoàn toàn không có khả năng trả nợ, sẽ được Ban quản lý TTKVV, hội đoàn thể cấp xã cùng địa phương phối hợp với NHCSXH xem xét, đề nghị Chính phủ xóa nợ. c) Chính sách hoạt động của NHCSXH Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định, NHCSXH là ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. Về nguyên tắc, mục tiêu hoạt động, Nhà nước tập trung nguồn lực cho NHCSXH để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. NHCSXH thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Chính vì vậy, NHCSXH là đòn bẩy kinh tế của Nhà nước, thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ người yếu thế trong xã hội. Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chính sách bắt nguồn từ Chính phủ và NHCSXH là đơn vị thực hiện các chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng thụ hưởng chính sách. Từ khi thành lập đến nay, NHCSXH đã thực hiện tốt nhiệm vụ là một đơn vị thực hiện các chính sách mà Chính phủ giao, góp phần giảm nghèo và an sinh xã hội, đã được Đảng và Chính phủ đánh giá cao. 2.2. Người sử dụng dịch vụ (khách hàng của NHCSXH) a) Về giới tính, độ tuổi, trình độ giáo dục, thu nhập Về giới tính: Nhóm nghiên cứu đã khảo sát ngẫu nhiên 251 khách hàng thì có 109 khách hàng là nam giới, 142 khách hàng là nữ giới. Nhìn chung, khách hàng của NHCSXH vẫn chủ yếu do phụ nữ đứng tên đại diện hộ gia đình tham gia vay vốn tại NHCSXH. Theo kết quả điều tra, khách hàng nữ dường như có đánh giá cao hơn so với nam giới về một số khía cạnh áp dụng dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động. Tỉ lệ khách hàng nữ hài lòng với tất cả các nhận xét tích cực về dịch vụ thông báo qua tin nhắn SMS (51,9%), cao hơn so với nam giới (47,9%); tỉ lệ cài đặt ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách ở khách hàng nữ là 15,7% so với khách hàng nam giới là 11,8%; mức độ sử dụng ứng dụng SmartBanking của khách hàng nữ cũng thường xuyên hơn so với khách hàng nam (tỉ lệ khách hàng nữ đã cài đặt ứng dụng, nhưng không sử dụng là 11,8%, so với 18,1% ở nam giới). Tương tự, các nữ tổ trưởng TTKVV có vẻ thao tác trên ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách thành thạo hơn so với các nam tổ trưởng, cụ thể là có 38,7% nữ tổ trưởng thấy việc cài đặt ứng dụng khá dễ dàng, so với 33,3% nam tổ trưởng; bên cạnh đó, 67,6% nữ tổ trưởng cho biết có thể dễ dàng thao tác tất cả các tính năng trên ứng dụng, so với 60,7% nam tổ trưởng. Các thông tin định lượng này cho thấy phụ nữ có xu hướng cởi mở hơn nam giới về mức độ sẵn sàng thử nghiệm các tính năng mới và áp dụng công nghệ di động mới. Về độ tuổi: Khách hàng của NHCSXH có độ tuổi từ 18 tuổi đến 70 tuổi, tuy nhiên, tập trung chủ yếu ở mức tuổi từ 40 đến 60 tuổi (có 147/251 người được khảo sát ở độ tuổi này, chiếm 58,6%); dưới 40 tuổi (có 66/251 người tham gia khảo sát, chiếm 26,3%) và trên 60 tuổi đến 70 tuổi (có 38/251 người tham gia khảo sát, chiếm 15,1%). Về trình độ giáo dục: Khách hàng của NHCSXH có đầy đủ trình độ giáo dục từ chỗ không biết chữ đến tốt nghiệp trường nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học. Khảo sát 251 khách hàng, cho thấy kết quả như Bảng 1:
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Khách hàng cơ bản tốt nghiệp cấp 2 (chiếm 35,9%) và cấp 3 (29,9%). Tuy nhiên, cũng có khách hàng không biết chữ. Về thu nhập: Khách hàng để được vay vốn tại NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hầu hết là khách hàng có thu nhập thấp, theo chuẩn nghèo, cận nghèo của Chính phủ từng giai đoạn. Bên cạnh đó còn có khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể, quy định thu nhập của khách hàng NHCSXH theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 như sau: - Đối với chương trình cho vay hộ nghèo: Hộ nghèo ở nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo ở thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Đối với chương trình cho vay hộ cận nghèo: Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. - Đối với chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo: Là các hộ đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo nay đã thoát nghèo, được UBND cấp xã xác nhận. Thời gian thoát nghèo được tính từ khi hộ được ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 03 năm. - Đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình (giai đoạn 2022 - 2025, hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng; khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng); hộ bị thu hồi đất; hộ có mức thu nhập bình quân đầu người bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo. - Đối với chương trình cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. - Đối với chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Khách hàng là hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương thuộc khu vực nông thôn chưa có công trình nước sạch, công trình vệ sinh hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn và chưa bảo đảm vệ sinh. Ngoài ra, còn có một số chương trình quy định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh, thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn (là những doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô nhỏ về người lao động cũng như nguồn vốn và doanh thu hằng năm). Qua đây có thể thấy, thu nhập của khách hàng của NHCSXH ở mức thấp, mức khó khăn về kinh tế, có những đối tượng có mức thu nhập không thể đủ để giải quyết các nhu cầu thiết yếu. b) Về nơi sống Khách hàng của NHCSXH sống chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn... Khảo sát 251 khách hàng thì chủ yếu là khách hàng vay chương trình cho vay hộ cận nghèo, vay giải quyết việc làm. Nghề nghiệp của họ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có 215/251 khách hàng trả lời khảo sát là người dân tộc kinh; 36 người là dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Dao, Cơ Ho, Khơ Me, Ba Na, Gia Rai. Với khảo sát này có thể thấy, khách hàng của NHCSXH là các đối tượng sống chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. c) Việc truy cập internet Theo báo cáo của VNETWORK (tháng 01/2023), Việt Nam có tổng cộng 77,93 triệu người dùng internet, đạt tỉ lệ sử dụng internet là 79,1% trên tổng dân số. Theo phân tích của Kepios (Tổ chức chuyên theo dõi người dùng trực tuyến trên thế giới), số lượng người dùng internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5,3 triệu người (+7,3%) so với năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20,9% dân số Việt Nam, tức là 20,6 triệu người không sử dụng internet vào đầu năm 2023. Khi khảo sát 251 khách hàng NHCSXH về việc có sử dụng điện thoại để gọi, nhận cuộc gọi cá nhân trong 01 tháng thì có 239/251 người có sử dụng (chiếm 95,2%) và 12/251 người không sử dụng (chiếm 4,8%). Cũng trong số khách hàng này thì có 204/251 người có điện thoại di động, máy tính hoặc thiết bị khác có kết nối internet (chiếm 81,2%); 29/251 người không sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc thiết bị khác có kết nối internet (chiếm 11,6%) và 18/251 người không có thiết bị có kết nối internet (chiếm 7,2%). Theo báo cáo nghiên cứu về “dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - phổ cập dịch vụ tài chính và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023” của Quỹ châu Á, vẫn còn số lượng đáng kể khách hàng của NHCSXH và một bộ phận nhỏ tổ trưởng TTKVV, nhất là người dân trên các địa bàn nông thôn, điều kiện khó khăn và hẻo lánh gặp hạn chế về tiếp cận, sử dụng điện thoại thông minh và các công nghệ kỹ thuật số. Kết quả điều tra về tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số do Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc thực hiện năm 2019 cho thấy, ngay ở vùng dân tộc thiểu số, khoảng 92,5% hộ gia đình (93,3% hộ gia đình nam làm chủ, 88,4% hộ gia đình phụ nữ làm chủ) có điện thoại bàn hoặc điện thoại di động. Một khảo sát tương tự chỉ ra rằng, 61,3% hộ gia đình có kết nối internet (qua wi-fi, 3G hoặc cáp quang, trong đó 61,4% hộ gia đình nam làm chủ và 59,9% hộ gia đình phụ nữ làm chủ). Xem xét khác biệt giữa các vùng miền, Tây Nguyên dường như có tỉ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số sở hữu thiết bị điện thoại di động thấp nhất (84,6%, với tỉ lệ tương ứng đối với hộ gia đình do nam giới làm chủ là 86,5% và hộ gia đình do phụ nữ làm chủ là 78,1%). Các số liệu thống kê quốc gia hoàn toàn tương đồng với số liệu thực tế về tỉ lệ sở hữu thiết bị điện thoại (di động) của hộ gia đình dân tộc thiểu số ở một huyện được chọn khảo sát thực địa của tỉnh Đắk Lắk, khu vực Tây Nguyên trong nghiên cứu đánh giá này. Ví dụ, tại huyện Krông Bông, có 6.236 trong tổng số 12.931 khách hàng sở hữu điện thoại di động, chiếm khoảng 50%. Mức độ sử dụng thành thạo điện thoại thông minh còn khá thấp. Tham vấn tổ trưởng TTKVV và khách hàng của NHCSXH tại các chi nhánh khảo sát cho thấy, có một bộ phận người cao tuổi (cả nam và nữ) và người dân tộc thiểu số bậc tuổi trung niên sở hữu thiết bị thông minh hiện đại nhưng chỉ dừng lại ở các chức năng nghe và gọi điện thoại, hiếm khi sử dụng các tương tác trên ứng dụng mạng xã hội (như các nhóm zalo, facebook...). Với những người dân này, việc sử dụng ứng dụng SmartBanking với khả năng tiết giảm thời gian thực hiện giao dịch ngân hàng có lúc chưa phải điều họ quan tâm. Một trong số các lý do chính nằm ở vấn đề tuổi tác, như là mức độ tập trung chú ý, sức khỏe thể chất, tinh thần, suy giảm trí nhớ và các giác quan... khiến người lớn tuổi gặp khó khăn nhất định khi thao tác trên các thiết bị công nghệ kỹ thuật số mới. d) Về mức độ tin tưởng vào NHCSXH NHCSXH được thành lập và gắn kết với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã 22 năm. Khi khảo sát 251 khách hàng của NHCSXH, có 249 ý kiến trả lời tin tưởng vào NHCSXH (chiếm 99,2%); 01 ý kiến trả lời ít tin tưởng (chiếm 0,4%) và 01 ý kiến trả lời không biết (chiếm 0,4%). Kết quả khảo sát này cũng cho thấy, mức độ tin cậy của khách hàng vào NHCSXH rất cao, chiếm gần như tuyệt đối. 2.3. Một số nhân tố khác a) Nhận thức của khách hàng NHCSXH và văn hóa tiêu dùng Khách hàng của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, nhận thức, kiến thức về tài chính của họ cơ bản hạn chế hơn so với các khách hàng của các ngân hàng thương mại. Văn hóa tiêu dùng của họ vẫn cũng còn nhiều hạn chế. Họ chủ yếu sản xuất để tiêu dùng và vẫn tiêu dùng dưới hình thức mua bán trực tiếp tại các chợ truyền thống bằng tiền mặt. Để nắm thêm thông tin về việc chi tiêu của khách hàng, nhóm nghiên cứu đã hỏi khách hàng về việc chi tiêu của họ, kết quả tổng hợp câu trả lời như sau: “Ghi lại các khoản thu, chi của gia đình trong 12 tháng qua không?”: Có 73/251 khách hàng (chiếm 29,1%) trả lời có ghi chép các khoản thu, chi; 78/251 khách hàng (chiếm 70,9%) trả lời không ghi chép. “Kế hoạch chi tiêu như thế nào?”: Có 48/251 khách hàng (chiếm 19,1%) trả lời có kế hoạch chi tiêu cụ thể; 64/251 khách hàng (chiếm 25,5%) trả lời có kế hoạch chi tiêu tùy vào mức nhu nhập phát sinh; 139/251 khách hàng (chiếm 55,4%) trả lời không có kế hoạch chi tiêu. b) Cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới internet và truyền thông Về cơ sở hạ tầng giao thông: NHCSXH thực hiện giao dịch hằng tháng tại điểm giao dịch xã đóng tại trụ sở UBND xã. Thực tế, vẫn còn một số điểm giao dịch cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn, chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Chính vì vậy, NHCSXH phải thực hiện đi giao dịch xã bằng xe máy, thuyền. Về cơ sở hạ tầng mạng lưới internet: Theo báo cáo của VNETWORK, internet tại Việt Nam năm 2023 đang phát triển mạnh với 77 triệu người dùng (chiếm 79,1% dân số). Mạng xã hội cũng trở thành nền tảng quan trọng với hơn 70 triệu người tham gia. Về truyền thông: Khảo sát thêm về đánh giá của cán bộ kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội và cán bộ NHCSXH về khách hàng nắm các quy định về sản phẩm tín dụng của NHCSXH cho rằng khách hàng nắm bắt đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ của NHCSXH. (Bảng 2)
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Mặt khác, theo báo cáo của NHCSXH, đã triển khai một số hoạt động để tuyên truyền cho khách hàng về hoạt động của NHCSXH như sau: Duy trì chuyên mục “Ngân hàng số” trên Website NHCSXH để truyền thông các hoạt động chuyển đổi số của NHCSXH. Hoàn thành sản phẩm quảng bá VBSP SmartBanking truyền thông trên nền tảng phát thanh và 10 posters quảng bá ứng dụng VBSP SmartBanking. Mở chuyên mục Giáo dục số trên Website NHCSXH để cung cấp bài giảng phục vụ triển khai chương trình Giáo dục số cho khách hàng của NHCSXH. Trang zalo của NHCSXH đã thực hiện cập nhật hơn 60 tin, bài mới cung cấp thông tin về hoạt động của ngân hàng và đến nay đã có khoảng 19.500 người quan tâm. Phối hợp truyền thông về sự kiện NHCSXH hợp tác với Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) triển khai dịch vụ Chuyển nhanh NAPAS 247 và Chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR. 3. Đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế 3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, mạng lưới hoạt động của NHCSXH trải rộng trên địa bàn cả nước nên dễ dàng thúc đẩy tài chính toàn diện. Với mạng lưới trải rộng đến từng bản, làng (điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước, các TTKVV đến từng thôn, ấp, bản, làng), các chương trình tín dụng chính sách đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương được tiếp cận vốn, vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, với mạng lưới gần dân, sát dân cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiết giảm chi phí, thời gian giao dịch với ngân hàng; cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp cận và ngân hàng nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người dân để có những giải pháp phù hợp, đẩy mạnh việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức, hạn chế “tín dụng đen”. Thứ hai, NHCSXH đã cung cấp được những sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác như các sản phẩm tín dụng, sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm thanh toán. Những sản phẩm này đã được khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đón nhận tích cực. Đặc biệt là sản phẩm tín dụng đã tăng trưởng dư nợ qua các năm từ năm 2019 đến năm 2023. Thứ ba, tín dụng chính sách là cầu nối để thúc đẩy các đối tượng yếu thế tiếp cận với các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm và tiếp cận công nghệ số trong quan hệ tín dụng. Việc triển khai các điểm giao dịch xã, thành lập TTKVV và đưa các nghiệp vụ về thực hiện tại cơ sở không chỉ giúp đảm bảo mục tiêu cho vay đúng đối tượng, hộ vay, thuận lợi trong việc thực hiện quy trình, thủ tục vay vốn, nâng cao hiệu quả vốn tín dụng mà còn tạo điều kiện để người nghèo, các đối tượng chính sách, người dân biết và tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác ngoài tín dụng. Thứ tư, các chương trình tín dụng chính sách ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng yếu thế (đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện) tiếp cận tín dụng để giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong đời sống, phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo. Thứ năm, thông qua các chương trình tín dụng chính sách, kiến thức và kỹ năng tài chính của các đối tượng yếu thế được cải thiện. Hơn 20 năm triển khai, các đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đã có niềm tin tuyệt đối với NHCSXH và có sự chuyển biến tích cực trong tư duy, thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn vay vốn, chủ động tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng vốn vay hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, TTKVV trong việc triển khai nhanh chóng các chính sách tín dụng đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tài chính đã giúp nâng cao ý thức của người vay trong việc tuân thủ nguyên tắc tín dụng “có vay - có trả”; quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; thực hành tiết kiệm, gửi góp định kỳ hằng tháng. Đồng thời, ứng dụng App giáo dục tài chính (NHCSXH-GDTC) thông qua điện thoại di động cũng là một kênh hữu ích cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng tài chính cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 3.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại NHCSXH còn những tồn tại, hạn chế: Một là, năng lực của NHCSXH còn hạn chế. Tổng nguồn vốn của NHCSXH đến cuối năm 2023 là 346.278 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Hai là, sản phẩm chưa đa dạng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hiện nay, NHCSXH mới cung cấp một số sản phẩm, dịch vụ cơ bản đó là sản phẩm tín dụng, sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm thanh toán, chưa có sản phẩm thẻ tín dụng, bảo hiểm, trợ cấp… Mỗi sản phẩm vẫn chưa bao phủ được hết các đối tượng khách hàng của NHCSXH. Ba là, một số sản phẩm tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chẳng hạn, mức cho vay một số chương trình (cho vay hộ nghèo làm nhà ở, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...) còn thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế do biến động của giá cả thị trường, phần nào đó tác động đến hiệu quả thực tế từ vốn vay chưa được như yêu cầu đặt ra. Hay, chưa có chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn để xây dựng, sửa chữa nhà ở, trong khi nhà ở là một tiêu chí đánh giá việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản khi điều tra, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bốn là, khách hàng chưa sử dụng nhiều tài khoản thanh toán của NHCSXH. Có 35,1% khách hàng của NHCSXH không mở tài khoản tại NHCSXH, 64,9% mở tài khoản nhưng trong đó có tới 65,7% không sử dụng. Ngoài ra, khả năng tiếp cận công nghệ số trong hoạt động với NHCSXH chưa được nhiều. Năm là, khách hàng của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, nhận thức và kiến thức về tài chính của đa số khách hàng cơ bản hạn chế hơn so với các khách hàng của các ngân hàng thương mại. Văn hóa tiêu dùng của khách hàng cũng còn nhiều hạn chế. Khách hàng của NHCSXH ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chủ yếu sản xuất để tiêu dùng và vẫn tiêu dùng dưới hình thức mua bán trực tiếp tại các chợ truyền thống bằng tiền mặt, các cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, thiếu phương án, kế hoạch trong kinh doanh có tính khả thi dẫn đến tỉ suất lợi nhuận của nguồn vốn còn duy trì ở mức thấp và kém ổn định. Do đó, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh, doanh khó tiếp cận tín dụng. 4. Một số giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại NHCSXH Từ những phân tích trên, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại NHCSXH: Thứ nhất, tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là các đối tượng chính sách. Thứ hai, hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng tại NHCSXH. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ với khách hàng tiềm năng, kết hợp dữ liệu tài chính và hành vi. Thu thập thông tin khách hàng thông qua các kênh offline và online một cách chọn lọc để có thể phân tích mức độ rủi ro sớm của khách hàng. Thứ ba, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng của cán bộ trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh NHCSXH và các sản phẩm, dịch vụ tài chính NHCSXH tới người dân. Thứ năm, tăng cường chuyển đổi số nhanh và mạnh mẽ, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ, ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. 1 Trong đó: Trả lương ngừng việc là 1.267 lượt người sử dụng lao động vay số tiền 262 tỉ đồng, trả lương 73.460 lượt người lao động; trả lương phục hồi sản xuất cho 1.912 lượt người sử dụng lao động vay số tiền 4.241 tỉ đồng, trả lương cho 1.074.013 lượt người lao động; trả lương phục hồi sản xuất trong lĩnh vực hoạt động vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 382 lượt người sử dụng lao động vay 284 tỉ đồng, trả lương cho 71.475 lượt người lao động. Tài liệu tham khảo: 1. Allen F, Carletti E, Cull R, Qian J, Senbet L, Valenzuela P (2014). The african financial development and financial inclusion gaps. J Afr Econ 23(5) pages 614-642. 2. Beck, Thorsten, Asli Demirguc-Kunt, and Patrick Honohan (2008). Finance for All? Policies and Pitfalls in Expanding Access, Washington, DC: World Bank. 3. Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH. 4. Cyn-Young, P. & Rogelio, M. (2015), Financial inclusion, poverty, and income inequality in developing Asia, No.426, Asian Development Bank.
(Chinhphu.vn) - Tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Nguyễn Đức Hải kiến nghị các cơ quan chức năng theo nhiệm vụ được giao rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội.
Thực hiện văn bản số 315/TTĐT-NHCS ngày 28/6/2021 của Trung tâm Đào tạo v/v bố trí học viên về học việc thực tế tại cơ sở
Người vay vốn sẽ được nhận tiền trực tiếp (Một số chương trình đặc thù sẽ giải ngân cho bên thụ hưởng theo yêu cầu của người vay).