Thuế nhập khẩu hàng phi mậu dịch phụ thuộc vào giá trị và loại hàng được nhập. Thuế nhập khẩu hàng phi mậu dịch có những loại sau:
Hàng hóa phi mậu dịch là gì?
Hàng hóa phi mậu dịch cá nhân là hàng hóa do cá nhân nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh thương mại và không được khấu trừ thuế. Nhập khẩu phi mậu dịch là hàng không có hợp đồng (contract) và hai bên thường dùng hình thức thỏa thuận (agreement) để thay thế.
Câu hỏi thường gặp về hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch
1. Mậu dịch là gì? Hàng mậu dịch là gì?
Mậu dịch là việc trao đổi, mua bán hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác do nhà nước trực tiếp quản lý.
Hàng mậu dịch là loại hàng hóa được nhập về với mục đích sản xuất, kinh doanh, có hợp đồng rõ ràng, có ký kết văn bản, có đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục, đóng thuế VAT và các loại thuế liên quan khác theo quy định của cơ quan nhà nước. Hàng hóa mậu dịch có số lượng xuất nhập khẩu không giới hạn.
2. Phi mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch là gì?
Phi mậu dịch là việc xuất nhập khẩu, trao đổi các loại hàng hóa không nhằm mục đích thương mại giữa các vùng lãnh thổ, các quốc gia hoặc các tổ chức dành tặng cho cá nhân, tổ chức của 1 quốc gia khác.
Hàng phi mậu dịch là những loại hàng hóa xuất nhập khẩu không dùng để kinh doanh, mua bán, không cần thanh toán, không cần hợp đồng mà được thay thế bằng thỏa thuận. Hàng phi mậu dịch sẽ bao gồm: hàng biếu tặng, hàng viện trợ, hàng quảng cáo, hàng mẫu, hành lý cá nhân…
3. Điểm khác nhau giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch?
Điểm khác biệt giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch là thời gian giao nhận hàng và mục đích xuất nhập khẩu.
4. Hàng phi mậu dịch có được bán không?
Hàng phi mậu dịch không dùng với mục đích thương mại, không có hóa đơn mà chỉ dùng để viện trợ, nhân đạo, biếu tặng hoặc hàng mẫu… vì thế hàng phi mậu dịch sẽ không được mua đi bán lại.
5. Hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không?
Hàng phi mậu dịch phải nộp thuế nhập khẩu ngay trước khi tiến hành thông quan.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hàng hóa phi mậu dịch là quà biếu, quà tặng thì sẽ được miễn thuế (căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP).
Để biết chi tiết về định mức miễn thuế cho hàng phi mậu dịch là hàng biếu, tặng bạn tham khảo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT
Thuế nhập khẩu hàng phi mậu dịch
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải nộp cho nhà nước. Có rất nhiều loại thuế nhập khẩu và không phải loại hàng nào cũng chịu thuế nhập khẩu. Sau đây là những loại thuế, phí khi làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch.
Hàng mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch là gì?
Hàng mậu dịch là loại hàng hóa được doanh nghiệp nhập về với mục đích sản xuất, kinh doanh. Thông thường, hàng mậu dịch không bị giới hạn về số lượng xuất nhập khẩu.
Hàng hóa mậu dịch có hợp đồng rõ ràng, có ký kết văn bản, có đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục, đóng thuế VAT và các loại thuế liên quan khác theo quy định của cơ quan nhà nước.
Hàng phi mậu dịch là những loại hàng hóa xuất nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán mà dùng để viện trợ, nhân đạo, biếu tặng hoặc là hàng mẫu, hàng dùng để quảng cáo... Hàng hóa phi mậu dịch không cần thanh toán và không cần hợp đồng mua bán (hợp đồng sẽ được thay thế bằng thỏa thuận).
Các loại hàng hóa được xem là hàng phi mậu dịch gồm:
Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng phi mậu dịch
Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, từ ngày 01 tháng 04 năm 2015 thì các tờ khai hàng phi mậu dịch sẽ được khai báo trên hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS (Vietnam Automated Cargo Clearance System). Làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch tại các chi cục hải quan cửa khâu nơi xuất nhập hàng. Khi làm tờ khai hàng phi mậu dịch, đặc biệt đối với hàng nhập, cần lưu ý những điểm sau:
Thủ tục hủy tờ khai hải quan
Thủ tục hủy tờ khai hải quan theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
* Trách nhiệm người khai hải quan:
– Đối với các trường hợp quy định tại (2) và (4) mục 1 người khai hải quan khai thông tin đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đề nghị hủy tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan theo quy định tại (4.1), (4.2), (4.3) mục 1, người khai hải quan gửi kèm chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu.
Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế;
Hoặc kê khai khấu trừ thuế cho hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đề nghị hủy với cơ quan thuế nội địa hoặc với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo.
Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (1) mục 1: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại (1) và (4) mục 1 thì:
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (3) mục 1: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (2) và (4) mục 1:
+ Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện:
Hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng do các cơ quan chức năng khác cung cấp bằng văn bản thì:
Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng chỉ được hủy sau khi đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xác định lô hàng không vi phạm pháp luật hoặc đã hoàn thành việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống thì sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống;
+ Thông báo cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;
Hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, khấu trừ thuế, không thu thuế đối với hàng hóa thuộc tờ khai hải quan xuất khẩu đã hủy.
– Đối với tờ khai hải quan giấy, ngoài thực hiện các nội dung tương ứng tại điểm b.1, điểm b.2 và điểm b.3 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tạiThông tư 39/2018/TT-BTC) thì:
Công chức hải quan gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được hủy; lưu tờ khai hải quan được hủy theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.
Xem ngay: Mậu dịch, phi mậu dịch là gì? Điểm giống, khác nhau giữa hàng mậu dịch - hàng phi mậu dịch. Địa điểm làm thủ tục hải quan (thủ tục xuất nhập khẩu).