Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà Chúa Xứ) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu - đạt)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là......................

Ngụ tại:................................

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm "hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài"), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc

Chiều ngày 21/8, UBND huyện Vũ Thư triển khai kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024.

Huyện Vũ Thư triển khai kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024.

Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12 - 19/10 (ngày 10 - 17/9 âm lịch). Tại phần lễ sẽ có các nghi thức truyền thống như lễ khai chỉ, lễ rước Đức Thánh, tế lễ, nghi thức hầu đồng… Trong phần hội, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc như: du thuyền hát hội, hát chèo, biểu diễn múa rối nước, têm trầu cánh phượng, múa trải cạn, sanh tiền mõ lộn, bắt vịt dưới hồ, võ cổ truyền…

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, huyện sẽ tổ chức hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực, đặc trưng của các địa phương với quy mô 150 gian hàng; đồng thời tổ chức lễ hội bánh và ẩm thực nhằm tăng sức hút của du khách đến với lễ hội chùa Keo.

Để tổ chức lễ hội thành công, huyện Vũ Thư thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội, các tiểu ban phục vụ lễ hội và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Huyện đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, quảng bá về lễ hội và hội chợ; siết chặt công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ tại lễ hội; tích cực mời gọi, thu hút các đơn vị trong và ngoài huyện có sản phẩm OCOP tham gia hội chợ.

Thông qua lễ hội chùa Keo nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống của quê hương, đồng thời quảng bá, giới thiệu mảnh đất, con người Vũ Thư với du khách thập phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Dưới đây là những bài khấn đi chùa ngắn gọn ở các ban Phật, ban Tam Bảo, văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát, văn khấn Đức Ông, văn khấn Đức Thánh Hiền. Gốm sứ Bát Tràng – Hà Nội xin tổng hợp:

Lễ vật cúng mùng 1 ngày Rằm hàng tháng

Thời gian làm lễ cúng mùng 1 Âm lịch và ngày Rằm có thể được thực hiện vào chiều ngày 30 Âm lịch hoặc 14 Âm lịch tùy vào điều kiện và thời gian của mỗi gia đình.

Một số lễ vật có mâm lễ cúng chay gồm có: Hoa tươi, hương, bánh kẹo, trầu, cau, nước, hoa quả.

Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm lễ khác nhau nhưng quan trọng nhất là có tấm lòng thành.

Cùng với đó, các đồ dùng để đựng các lễ cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Thêm vào đó, khi cúng cần tách bạch là ban nào thờ hoa quả và ban nào cúng lễ mặn. Các thứ cần phải để riêng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.

Văn khấn vào mùng 1 và ngày Rằm lễ Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày........ tháng........ năm...

Tín chủ con là .....................

Ngụ tại...........................

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa ........ dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệmmàu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là...........Ngụ tại:.........

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Các lưu ý khi cúng mùng 1 và ngày Rằm

Khi thắp hương, thường thắp theo số. Mặc dù số lẻ tượng trưng cho phần dương song thắp hương cho người đã khuất là phần âm nên việc thắp số lẻ để âm – dương hài hòa. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.

Tuy nhiên, tùy không gian thờ cúng, nếu nhà chật, nên thắp 3 nén cho bát hương thờ Phật, những bát hương còn lại thắp 1 nén để khói hương không gây ngột ngạt và phòng tránh hỏa hoạn.

Ý nghĩa của việc thắp các nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:

Thắp 3 nén: có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

Thắp 5 nén: là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.

Thắp 7 nén: dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên dùng hương này.

Thắp 9 nén: tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm…

Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật, thần linh, tổ tiên, ông bà. Quan trọng nhất là thành tâm nói ra ý xin của mình.

Công ty TNHH Gốm sứ Hà Thành chuyên cung cấp sỉ/lẻ các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng gia dụng, gốm sứ phong thủy, tranh gốm sứ, đồ thờ, quà lưu niệm in logo theo yêu cầu của quý khách hàng. Ngoài ra, công ty chúng tôi còn cung cấp sản phẩm lưu niệm/quà tặng trên các chất liệu khác như áo mưa, thủy tinh....

Khách hàng liên hệ HOTLINE: 033 815 2222 để có sản phẩm theo yêu cầu!