Quản trị kinh doanh là một trong những ngành vô cùng “hot” và được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Để hiểu rõ hơn về học ngành quản trị kinh doanh ra làm gì các bạn đừng bỏ qua những chia sẻ từ học viện cơ sở PTIT phía Nam dưới đây nhé!
Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là ngành học đa ngành liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận. Ngành này bao gồm các lĩnh vực như quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị sản xuất, quản trị chiến lược và quản trị nhân sự.
Sinh viên học ngành quản trị kinh doanh sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp họ hiểu và định hướng hoạt động kinh doanh, từ việc phân tích thị trường, lập kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý nhân sự sự, tạo ra các chiến lược phù hợp để tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp.
Học quản trị kinh doanh ra làm gì?
Ngành quản trị kinh doanh học ra làm gì là điều nhiều bạn trẻ băn khoăn và mơ hồ. Tuy nhiên, đây là ngành học có rất nhiều cơ hội việc làm.
Quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm bảo quản lý tài chính, quản trị sản xuất, quản trị marketing và quản trị nhân sự.
Tư vấn và đào tạo về quản trị kinh doanh: Làm việc trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo về quản trị kinh doanh, cung cấp các giải pháp và khóa học giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp: Nếu có ý tưởng khởi nghiệp, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp của riêng mình.
Ngoài ra, các vị trí khác như nhân viên kinh doanh, nhân viên quản lý dự án, nhân viên tài chính, chuyên viên phát triển sản phẩm cũng là những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh doanh.
Xem thêm: Xét tuyển ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ở đâu?
Ngành quản trị kinh doanh học gì?
Học quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức và kỹ năng liên quan đến điều hành và quản lý hoạt động doanh nghiệp. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ quan tâm về môn học của ngành quản trị kinh doanh.
Ngoài các môn học đại cương cũng như môn chung thì ngành quản trị kinh doanh sẽ được học các phân môn chuyên ngành. Kiến thức trong việc quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp, tổ chức hoạt động doanh nghiệp, quản lý sản xuất…
Bên cạnh các môn học chuyên thì các bạn sẽ cần học thêm các kiến thức bổ trợ liên quan về ngoại ngữ, luật kinh tế, thị trường chứng khoán, thanh toán quốc tế, kế toán chính trị… Tăng thêm kiến thức và hỗ trợ các bạn trong quá trình làm việc về sau.
Hiện nay, PTIT cơ sở phía Nam đào tạo ngành quản trị kinh doanh với mã ngành 7340101
Khối lượng chương trình: 130 tín chỉ. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01) hoặc Toán – Văn – Anh (D01)
Ngành Quản trị kinh doanh có 4 chuyên ngành:Quản trị Marketing, thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp, logistics. Không xét tuyển theo chuyên ngành, khi vào học sinh viên tự chọn chuyên ngành.
Kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành quản trị kinh doanh
Những kỹ năng cần thiết để giúp các bạn theo học và thành công trong ngành quản trị kinh doanh đó là:
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý, quản trị doanh nghiệp.
Kỹ năng lập kế hoạch quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để theo học và thành công trong ngành này các bạn cần có khả năng chịu áp lực, tư duy logic nhạy bén, yêu thích công việc kinh doanh, có khả năng ngoại ngữ cũng sẽ là một lợi thế.
Qua những chia sẻ trên đây về học ngành quản trị kinh doanh ra làm gì sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra, các bạn có thể hotline 02838297220 của học viện PTIT cơ sở phía Nam nếu có thắc mắc về vấn đề tuyển sinh.
Trọng tâm của chương trình cung cấp cho sinh viên các khối kiến thức cơ sở về Quản trị Kinh doanh và các khối kiến thức chuyên sâu giúp học viên xây dựng được tư duy hệ thống, hiểu các hoạt động của một tổ chức theo các chức năng cũng như nối kết theo các qui trình, và áp dụng các lý thuyết, kỹ năng để thực hiện công việc.