Để thăng tiến trong sự nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nhiều người lựa chọn theo học chương trình thạc sĩ kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh nội dung đào tạo thì học phí cũng là một trong những yếu tố quan trọng được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu về học phí học thạc sĩ đại học kinh tế và những thông tin liên quan đến chương trình đào tạo nhé!
Bằng trung bình khá có được học thạc sĩ kinh tế không?
Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế – Luật có các chương trình định hướng nghiên cứu và ứng dụng. Đối với các bạn tốt nghiệp cử nhân xếp loại trung bình khá có thể đăng ký học chương trình định hướng ứng dụng.
Các ngành đào tạo thạc sĩ kinh tế tại UEL
Trường Đại học Kinh tế – Luật cung cấp nhiều chuyên ngành thạc sĩ kinh tế để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu chuyên sâu của học viên. Dưới đây là bảng liệt kê các ngành đào tạo thạc sĩ kinh tế mà trường đang đào tạo
Thời gian học thạc sĩ kinh tế mất khoảng bao lâu?
Thời gian học thạc sĩ kinh tế thường kéo dài từ 1 đến 2 năm, tùy thuộc vào chương trình đào tạo và hình thức học.
Chương trình thạc sĩ kinh tế chính quy thường kéo dài trong vòng 2 năm. Người học sẽ theo học các môn học lý thuyết và thực hành, tham gia các dự án nghiên cứu và thực tập tại các doanh nghiệp.
Chương trình thạc sĩ kinh tế liên kết giữa các trường đại học trong và ngoài nước thường mất từ 1,5 đến 2 năm.
Người học sẽ học các môn học cơ bản tại trường đại học trong nước rồi sang nước ngoài học tiếp các môn chuyên sâu.
Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) – Nơi đào tạo thạc sĩ kinh tế chất lượng cao tại TP.HCM
Với hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế – Luật không ngừng nghiên cứu và đổi mới chương trình giảng dạy. Đ là đơn vị đào tạo chương trình thạc sĩ có uy tín trong tại TP. Hồ Chí Minh.
Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong lĩnh vực Luật học. Môi trường học tập năng động, lịch học được sắp xếp linh hoạt ngoài giờ hành chính.
Tuyển sinh Thạc Sĩ Luật Kinh Tế tại Trường đại học Kinh tế – Luật
Học thạc sĩ kinh tế có cần bằng đại học không?
Theo Quyết định số 21/QĐ-ĐHQG ban hành ngày 06/01/2023 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 113/QĐ-ĐHQG ngày 04/02/2021, người dự tuyển trình độ thạc sĩ kinh tế cần đáp ứng điều kiện đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành đăng ký.
Thông tin tuyển sinh thạc sĩ kinh tế tại UEL
Tuyển sinh thạc sĩ kinh tế tại Đại học Kinh tế – Luật (UEL) hướng đến các ứng viên mong muốn nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực kinh tế. Chương trình thạc sĩ tại UEL cung cấp nền tảng học thuật vững chắc cùng với các cơ hội thực tiễn, giúp học viên phát triển toàn diện về tư duy phân tích và ứng dụng.
Các đợt tuyển sinh tại Trường Đại học Kinh tế – Luật
Trường Đại học Kinh tế – Luật thường tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ nhiều đợt trong năm với các ngành khác nhau. Các đợt tuyển sinh thường diễn ra vào các khoảng thời gian:
Mỗi đợt tuyển sinh sẽ có thông báo chi tiết về các mốc thời gian quan trọng như ngày đăng ký dự thi, thời gian thi tuyển sinh, xét tuyển, và ngày công bố kết quả. Các yêu cầu về hồ sơ, quy trình nộp đơn, và điều kiện dự thi cũng được thông báo cụ thể cho từng đợt.
Các bạn quan tâm có thể theo dõi website của trường hoặc liên hệ Phòng Sau đại học và Khoa học công nghệ để cập nhật thông tin chính xác cho từng năm học.
Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật tổ chức xét tuyển trình độ thạc sĩ theo phương thức: xét tuyển kết hợp phỏng vấn
Người dự tuyển nộp hồ sơ trực tuyến tại hệ thống đăng ký xét tuyển: https://dkxtsdh.uel.edu.vn/tuyen-sinh-thac-si/ , sẽ được bộ phận tuyển sinh tiếp nhận và tư vấn hoàn thiện hồ sơ.
Điều kiện về học vấn để học thạc sĩ kinh tế
Để đăng kí học thạc sĩ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, ứng viên cần đáp ứng điều kiện sau:
Những lưu ý khi lựa chọn trường đào tạo thạc sĩ kinh tế
Khi lựa chọn trường đào tạo thạc sĩ kinh tế, người học cần lưu ý một số yếu tố sau:
Xếp hạng và uy tín của trường là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc.
Những trường đại học có xếp hạng cao thường có chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại.
Mỗi trường đại học có chương trình đào tạo thạc sĩ kinh tế khác nhau. Người học cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình học, thời gian học và hình thức học để lựa chọn chương trình phù hợp với mục tiêu và sở thích của mình.
Trường đại học có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước sẽ cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội thực tập, làm việc bán thời gian và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Hy vọng với những chia sẻ về học phí học thạc sĩ đại học kinh tế mà Tri Thức Cộng Đồng đã tổng hợp sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu hỗ trợ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế, vui lòng liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
2 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
9 Đại lộ Temasek, Suntec Tower, Singapore
Phạm Thị Thuỳ Dương, 25 tuổi (Lâm Đồng) vừa tốt nghiệp xuất sắc thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Yenching Academy of Peking University (ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc). Trong khi đó, Doanh Thị Kim Ngân, 26 tuổi (Cao Bằng) hiện đang học năm thứ Nhất chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại đây.
Đại học Bắc Kinh là một trong những trường đại học lâu đời và danh giá nhất Trung Quốc. Trường đại học này cũng nằm trong top 20 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới THE và QS.
Từng dành nhiều thời gian để chuẩn bị, Thuý Dương và Kim Ngân đã chia sẻ kinh nghiệm chinh phục học bổng của đại học có tỷ lệ chọi cao nhất nhì Trung Quốc.
Dương cho biết, bản thân quyết định theo đuổi học lên thạc sĩ khá muộn. Tuy nhiên nếu quay về năm 3 đại học, cô cho rằng sẽ cố gắng dành nhiều thời gian, công sức để cân nhắc giữa các hướng đi và chuẩn bị sớm.
“Các bạn có thể tìm cách khám phá xem bản thân có phù hợp học thạc sĩ không? Nếu như trường đại học của bạn có các lớp/môn học về nghiên cứu (research seminars ). Nhờ tham gia nghiên cứu cùng giáo sư, lặng nghe những chia sẻ mà mình dần nhận ra niềm đam mê với công việc nghiên cứu và giảng dạy Quan hệ quốc tế. Ngoài ra, bạn có thể trò chuyện và lắng nghe trải nghiệm của các anh chị đi trước từng học thạc sĩ. Từ đó trả lời câu hỏi nên hay không nên học thạc sĩ”.
Ngân và Dương đều cho rằng hồ sơ xin học bổng thạc sĩ không phải cứ “GPA thật cao”, “học thật giỏi”, “thật xuất sắc”,… mới được nhận. Thay vào đó ban tuyển sinh có thể chọn bạn vì năng lực, thành tựu, giá trị riêng của bản thân và kế hoạch tương lai của bạn có phù hợp với trường không. Ứng viên có thể mang lại lợi ích gì cho trường, nghiên cứu của bạn có đóng góp như thế nào?
Có 3 nguyên tắc Dương thường sử dụng khi viết bài luận: cô đọng, cụ thể, chân thật. Với độ dài tối đa 750 chữ, theo Dương, các ứng viên nên viết ngắn gọn nhưng súc tích. Có thể chọn từ khoá liên quan đến khoa, trường để bám sát nội dung triển khai ý. Theo Dương khi viết hãy diễn đạt rõ ràng, lấy ví dụ cụ thể.
“Đừng bao giờ chỉ viết chung chung “tôi có hứng thú đặc biệt với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc”.
Nguyên tắc cuối cùng của Dương là hãy viết một cách thật lòng mới tạo nên bài viết mang tính cá nhân cao, cảm xúc và để lại ấn tượng cho người đọc.
Doanh Thị Kim Ngân cũng cho rằng, trước khi viết phải tìm hiểu kỹ về trường, sau đó chọn những từ khoá/ mục tiêu chính mà trường hướng tới và chứng minh lý do chọn trường. Ví dụ: involvement in global economics, entrepreneurial spirit, first-tier business education.
Ngoài ra, Ngân còn chia sẻ về những công việc đã làm cũng như thể hiện rõ mong muốn học tập tại trường.
Trong bài luận để xin học bổng, Ngân viết về bài học thu nhận được qua những công việc, hoạt động đã trải qua. Cô học được kỹ năng lãnh đạo bằng cách kết nối, làm việc, phân chia và lên kế hoạch với mọi người.
Các trường ở Trung Quốc đa số yêu cầu 3 thư giới thiệu. Ngân cũng chia sẻ rằng các trường khá chú trọng về mặt học thuật, vì thế các ứng viên nên xin thư giới thiệu từ những tiến sĩ, giáo sư.
“Mỗi người sẽ có một đánh giá, nhận xét khách quan về bạn trên các góc độ khác nhau. Một giáo sư giảng dạy mình đã nhận xét quá trình mình chuẩn bị bài thuyết trình như thế nào. Hay một giảng viên khác nói về cách mình nỗ lực, hòa nhập tốt trong môi trường đa văn hoá”, Ngân kể.
Chính vì vậy, theo Ngân trên lớp hãy chăm chỉ hỏi bài, chứng minh được năng lực và tố chất trong học tập cũng như hoạt động. Khi giảng viên để ý, làm việc cùng họ mới có ấn tượng để nhận xét bạn là người người như thế nào, có thế mạnh gì,…
Dương cho rằng điểm GPA là cả quá trình học tập, cố gắng lâu dài. Khi xác định đi học tiếp, bạn nên đặt mục tiêu duy trì cao nhất có thể (điểm GPA nên trên 3.2).
Tuy nhiên, các trường đại học hàng đầu thường có cái nhìn tổng quan hơn khi đánh giá ứng viên. Họ không chỉ vì điểm GPA của bạn không tuyệt đối mà từ chối hồ sơ. Vì thế, nếu điểm GPA chưa thật sự nổi bật, các ứng viên hãy khắc phục bằng cách tham gia các hoạt động nghiên cứu, hoạt động ngoại khoá để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng.
Bên cạnh đó, nên thi các chứng chỉ như IELTS, TOEFL. Đối với hồ sơ nộp vào các trường đại học ở Trung Quốc, bạn cũng nên học thêm và thi chứng chỉ Hán ngữ quốc tế (HSK). Điều này giúp các du học sinh đủ năng lực ngôn ngữ để theo đuổi chương trình nghiên cứu, dễ hòa nhập hơn.
Đối với những ứng viên apply ngành kinh doanh có thể thi thêm GMAT. Mặc dù các trường thường không bắt buộc nhưng có chứng chỉ GMAT sẽ là một lợi thế.
Doanh Thị Kim Ngân, 26 tuổi, sinh ra và lớn lên tại TP. Cao Bằng vừa giành học bổng thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) sau 2 năm đi làm.
Năm 2019, hơn 5,3 triệu học sinh, sinh viên lựa chọn đi du học. Con số này sẽ đạt gần 8 triệu người vào năm 2025 nếu giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc, ông Tian Xuejun, cho biết hơn 70 quốc gia trên thế giới gồm Anh, Nga, Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc Australia,… đã chính thức đưa tiếng Trung vào hệ thống giáo dục quốc gia.
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu và mở rộng cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, các chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật chính là lựa chọn lý tưởng. Với mục tiêu trở thành học viên của các chương trình thạc sĩ kinh tế tại UEL, người dự tuyển cần đáp ứng những tiêu chí nào? Hãy cùng tìm hiểu các điều kiện học thạc sĩ kinh tế chi tiết trong bài viết dưới đây.