Hình ảnh anime chibi cute, ngầu, đẹp, dễ thương nhất dành cho nam, nữ tải và sử dụng làm hình nền điện thoại, avatar MXH

Bộ sưu tập hình ảnh anime chibi siêu cute, dễ thương

Những hình ảnh anime chibi có nhiều tạo hình nhân vật khác nhau mang nhiều nét tính cách cảm xúc khác nhau. Do vậy các bạn trẻ có thể thoải mái lựa chọn cho mình những bức ảnh yêu thích phù hợp với cảm xúc cá nhân để đăng tải lên mạng xã hội, hay làm hình nền điện thoại máy tính để ngắm nhìn chúng mỗi khi mở lên.

Tất cả những hình ảnh anime chibi trên đã được DEMODA chọn lọc và sắp xếp để giúp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn. Bạn có thể tải về những tấm hình chibi đẹp phù hợp với nhu cầu, sở thích của bản thân và lan tỏa sự dễ thương này tới mọi người để cùng trải nghiệm nhé!

Những bức ảnh gái xinh chụp dáng che mặt tại 4T sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên và bí ẩn. Hình ảnh này thể…

NASA cho biết những hình ảnh từ Webb, kính viễn vọng không gian lớn nhất và mạnh nhất thế giới, đã mở ra “bình minh của một kỷ nguyên mới trong thiên văn học”.

Một trong những bức ảnh được công bố ngày 12/7 (giờ địa phương) cho thấy một đám mây bụi và những tia sáng bao quanh một ngôi sao sắp chết (Star Death) được gọi là Tinh vân Vành đai phía Nam (Southern Ring Nebula), nằm cách Trái đất khoảng 2.500 năm ánh sáng. Một bức ảnh khác cho thấy một cụm thiên hà có tên là Stephan’s Quintet.

“Ngôi sao mờ hơn ở trung tâm của cảnh này đã tạo ra các vòng khí và bụi trong hàng nghìn năm theo mọi hướng”, NASA cho biết về bức ảnh của Tinh vân Vành đai phía Nam.

Những chi tiết mới này, từ những giai đoạn cuối trong vòng đời của một ngôi sao, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách các ngôi sao tiến hóa và biến đổi môi trường, theo NASA.

Kính viễn vọng không gian Webb trị giá 9,7 tỷ USD được vận hành bởi NASA và các cơ quan thiên văn của châu Âu và Canada, có nhiệm vụ quan sát vũ trụ, mở ra một kỷ nguyên mới về khám phá vũ trụ.

Loạt ảnh đầu tiên có đủ màu sắc, độ phân giải cao, mất nhiều tuần để hiển thị từ dữ liệu kính thiên văn thô, đã được NASA lựa chọn kỹ càng.

Kính viễn vọng Webb được phóng lên vũ trụ từ Guiana (thuộc Pháp) vào ngày 25/12/2021, đến đích cuối cùng cách Trái đất 1,6 triệu km sau đó chưa đầy một tháng.

Sau đó, Webb đã trải qua một quá trình kéo dài 6 tháng để tháo rời các thành phần khác nhau, căn chỉnh các thấu kính và các dụng cụ hiệu chỉnh. Dự kiến trong những tuần tới, thêm nhiều khám phá khác ​​sẽ được công bố.

Bức ảnh được Nhà Trắng công bố đầu tiên hôm 11/7 cho thấy rất nhiều ngôi sao, nhiều thiên hà khổng lồ và cả những thiên hà mờ nhạt ở xa. “Những gì chúng ta thấy ngày nay là vũ trụ sơ khai, thậm chí là những ánh sáng thu được từ thời kỳ sau vụ nổ Big Bang không lâu”, nhà thiên văn học Harvard Dimitar Sasselov cho biết.

Euclid đã gửi những bức ảnh chụp nhanh đầu tiên vào tháng 11-2023 và vào tháng 5 năm nay - Ảnh: ESA

Với độ phân giải cực kỳ cao, những hình ảnh này cung cấp cái nhìn chi tiết chưa từng có về hàng triệu ngôi sao và thiên hà.

Được thực hiện qua 260 lần quan sát từ ngày 25-3 đến ngày 8-4 vừa qua, bức tranh khảm bao phủ chi tiết một vùng rộng 132 độ vuông của bầu trời phía Nam, tương đương diện tích lớn gấp 500 lần so với Mặt trăng. Đây chỉ là 1% trong tổng diện tích bầu trời mà Euclid sẽ nghiên cứu trong sứ mệnh kéo dài.

Kính thiên văn Euclid sẽ quan sát hình dạng, khoảng cách và chuyển động của hàng tỉ thiên hà, cách Trái đất đến 10 tỉ năm ánh sáng, với mục tiêu xây dựng bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất từ trước đến nay.

Bản đồ này đã ghi lại khoảng 14 triệu thiên hà cùng hàng chục triệu ngôi sao trong Dải Ngân hà. Dữ liệu từ Euclid không chỉ giúp nghiên cứu cấu trúc vũ trụ mà còn hỗ trợ các nhà khoa học hiểu rõ hơn về tác động của vật chất tối và năng lượng tối - hai thành phần chiếm tới 95% vũ trụ nhưng vẫn chưa được giải thích đầy đủ.

Bức ảnh một vùng rộng 132 độ vuông của bầu trời phía Nam cho thấy nhiều ngôi sao trong Dải Ngân hà của chúng ta và nhiều thiên hà phía xa - Ảnh: ESA

Bà Valeria Pettorino, nhà khoa học thuộc dự án Euclid tại ESA, nhận định bức tranh khảm này mở ra những cơ hội mới trong việc nghiên cứu vũ trụ. Bà nhấn mạnh rằng những hình ảnh tuyệt đẹp này chỉ đại diện 1% diện tích khảo sát, nhưng đã cung cấp vô số thông tin quan trọng giúp các nhà khoa học khám phá thêm về vũ trụ.

Những hình ảnh từ Euclid còn cung cấp cái nhìn chi tiết về cụm thiên hà Abell 3381, nằm ở bên phải của bức tranh khảm, cùng những ngôi sao trong Dải Ngân hà.

Sử dụng camera quang học và hồng ngoại, Euclid đã ghi lại những ngôi sao có nhiệt độ khác nhau với các màu sắc từ đỏ đến trắng hoặc xanh. Đặc biệt, những đám mây bụi và khí, còn gọi là "xiếc thiên hà", xuất hiện nổi bật giữa các ngôi sao nhờ vào khả năng quan sát siêu nhạy của Euclid.

Kính viễn vọng Euclid, được phóng lên vũ trụ vào tháng 7-2023, chính thức bắt đầu quan sát khoa học vào tháng 2 vừa qua. Tính đến nay, sứ mệnh đã hoàn thành 12% kế hoạch khảo sát vũ trụ.

Những kết quả ban đầu từ Euclid hứa hẹn sẽ mang lại nhiều phát hiện quan trọng, góp phần giải đáp các câu hỏi về nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ.

Ảnh phóng to của một thiên hà xoáy - Ảnh: ESA

Mục tiêu của Euclid là cho phép tạo ra bản đồ 3D theo thời gian và không gian của vũ trụ - Ảnh: ESA

Bốn bức ảnh không gian mới nhất vừa được NASA công bố hồi tuần trước - Ảnh: NASA

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố bốn bức ảnh không gian mới nhất, giúp con người có cái nhìn sơ lược về hai thiên hà: một tinh vân và một cụm sao.

Ảnh được chụp lại từ những dữ liệu tia X và dữ liệu hồng ngoại do đài quan sát Chandra, kính viễn vọng không gian James Webb và kính viễn vọng không gian Hubble thu thập được.

“Bốn bức ảnh chụp lại những thứ không thể quan sát bằng mắt thường”, NASA cho biết trong một tuyên bố.

NGC 346 là một cụm sao cách Trái đất 200.000 năm ánh sáng - Ảnh: NASA

NGC346 là một cụm sao thuộc thiên hà lùn Đám mây Magellan Nhỏ (SMC), cách Trái đất khoảng 200.000 năm ánh sáng.

Cụm sao NGC346 trông giống như một thành phố lớn và có thể là nơi “cư ngụ” của hàng trăm đến hàng triệu ngôi sao.

Nhờ kính viễn vọng James Webb, con người đã có thể nhìn thấy các vùng khí và bụi này dưới dạng một làn sương mù màu hồng tím xen lẫn các ngôi sao sáng rực rỡ.

Cũng theo NASA, những dữ liệu của Chandra cũng tiết lộ về sự tồn tại của các ngôi sao trẻ, nóng và nặng, phát ra những cơn gió mạnh từ bề mặt.

Ngoài ra, trong bức ảnh quan sát được từ Chandra cũng cho thấy một đám mây màu tím, được xem là tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh do một ngôi sao lớn gây ra.

Thiên hà xoắn ốc NGC 1672 cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng - Ảnh: NASA

Các nhà thiên văn xếp NGC1672 vào loại thiên hà xoắn ốc “có rào chắn” dựa trên hình dạng của nó. Nó cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng.

Bức ảnh do Chandra phân tích được cho thấy các lỗ đen đang trong quá trình “tiêu hóa” các ngôi sao xung quanh nó, tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh và sao neutron.

Messier 74 (M74) cũng là một thiên hà xoắn ốc và cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng - Ảnh: NASA

Messier74 (M74) cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng và cũng là một thiên hà xoắn ốc giống như Dải Ngân Hà của chúng ta.

Tuy nhiên, thi thoảng M74 cũng được gọi là Thiên hà bóng ma bởi nó tương đối mờ và khó quan sát bằng kính viễn vọng bởi nhỏ hơn so với một số thiên hà khác.

Theo NASA, hình ảnh hồng ngoại từ kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy khí và bụi bao quanh M74, còn dữ liệu của Chandra "bắt được" hoạt động năng lượng của các ngôi sao trong thiên hà.

Trong khi đó, dữ liệu quang học của kính viễn vọng Hubble lại cho thấy thêm các ngôi sao và bụi bổ sung trong các làn bụi.

Tinh vân Messier 16 (M16) cách Trái đất khoảng 6.500 năm ánh sáng - Ảnh: NASA

Messier16 (M16) hay còn được gọi là tinh vân Đại bàng, nằm cách Trái đất khoảng 6.500 năm ánh sáng.

Bức ảnh đã chụp lại một khu vực thiên thể nổi tiếng thường được gọi là “các trụ cột của sáng tạo”, bao gồm các đám mây bụi và khí dày đặc - cũng chính là nơi các ngôi sao mới nổi đang trong giai đoạn hình thành ban đầu.