Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design

Hình ảnh Của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo Chất Lượng Cao mà PGHH1939 Sưu Tầm Được.

Những hình ảnh trắng đen, có những tấm ảnh nguyên gốc chưa chỉnh sửa và những hình ảnh đã được chỉnh sửa (ảnh màu hoặc làm nét lại).

Sau đây kính mời chư quí-vị chiêm ngưỡng những hình ảnh Đức Thầy trong quãng thời gian Ngài Hoằng Hoá.

Đức Huỳnh Giáo Chủ, tên tộc là Huỳnh Phú Sổ, sanh tại làng Hòa Hảo một thôn nằm trên Bắc ngạn sông Vàm Nao, thuộc Quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tính ra nhằm ngày 15 tháng giêng năm 1920.

Thân sanh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ, lúc bấy giờ làm Hương Cả làng Hòa Hảo. Thân mẫu của Ngài là Đức Bà Lê Thị Nhậm. Đức Ông có hai đời vợ, đời vợ trước sanh được hai gái, hiện nay người chị thứ hai còn sống góa chồng, còn người em thì đã chết. Khi bà lớn mất, Đức Ông tục huyền với bà Lê Thị Nhậm và sanh được ba người con:

Phật giáo hình thành và phát triển ở Thái Lan từ thời kỳ nhà nước Sukhothay. Các vị vua đều là những đệ tử của Phật giáo. Từ thời kỳ vua Li Thai (trị vì từ năm 1419-1438) đến triều đại Rama - trị vì từ năm 1782, Phật giáo đã phát triển rực rỡ.

Các vị vua đều trải qua thời gian tu hành nhất định trong các ngôi chùa. Hoàng tử Mongkut, sau là nhà vua (Rama IV) từ khi 13 tuổi đã được gửi tới chùa để học tập, tu hành trong thời gian 8 tháng (3). Các vị vua gần đây là Bhumibol Adulyadej (Rama IX), Maha Vajiralongkorn (Rama X) hiện nay, đều trải qua một thời gian tu hành trong chùa (4). Từ thời kỳvua Rama V (1853-1910) trở về trước, hầu hết các trường học (Rongriên) của Thái Lan được thành lập trong các ngôi chùa Phật giáo. Các nhà sư chính là những người thầy truyền bá kiến thức cho trẻ em. Mặc dù Phật giáo đã đóng góp to lớn về mặt định hình và phát triển xã hội, tạo nên giá trị đạo đức của người Thái qua nhiều thế kỷ, nhưng gần đây trước sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, như: hội nhập kinh tế, chính trị, văn hóa và thay đổi về công nghệ… đã phần nào tác động đến Phật giáo Thái Lan về mặt kinh tế và chính trị, tư tưởng (về kinh tế: nhiều chùa của Thái Lan đã có những tiêu cực về chi tiêu ngân sách, biển thủ tiền quỹ của nhà chùa; về chính trị: trước những biến động chính trị liên tục trong gần hai thập niên gần đây ở Thái Lan đã dẫn đến nhiều nhà sư xuống đường biểu tình bày tỏ quan điểm của mình, đã xuất hiện những mâu thuẫn tranh giành quyền lực trong giới tăng đoàn…).

Với 95% dân số theo đạo Phật cùng khoảng 36.000 ngôi chùa, Phật giáo từ lâu đã ăn sâu vào đời sống văn hóa Thái Lan, trở thành nét đặc trưng của đất nước này.

Về kiến trúc, các ngôi chùa Phật giáo ở Thái Lan đã tạo nên những nét thẩm mỹ, cảnh quan đặc trưng. Đặc biệt ở các vùng nông thôn của Thái, những ngọn tháp vươn lên cao như nhắc đến biểu tượng sức mạnh, và khát vọng của người Thái. Quần thể ngôi chùa (Wat) là khu phức hợp đền thờ, bao gồm một số tòa nhà, như: Chedi (Bảo tháp),Viharn (Hội trường) là nơi đề cầu nguyện và các nhà sư có thể nghỉ trong thời gian 3 tháng mùa mưa (Khau phăn sả); Bot (hay còn gọi làUbosot) là phòng đại sảnh, nơi để cầu nguyện và là một trong những kiến trúc quan trọng nhất, nơi đặt tượng Phật chính. Bên trong khuôn viên mỗi ngôi chùa là một vài khối nhà và các ngọn tháp (Chedi) hình xoắn ốc, có đế rộng và đỉnh tháp thon nhỏ lại như cây trụ tròn nhô lên cao (14). Đối với người dân vùng nông thôn, chùa là nơi gắn bó với nhiều hoạt động, như: hoạt động tâm linh, các nghi lễ, làm phúc, chữa bệnh…

Hiện nay tại Thái Lan có khoảng 41.205 ngôi chùa (15) (số liệu 62 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2018 thống kê năm 2018), và trên 300.000 nhà sư. Theo số liệu thống kê năm 1990 của Thái Lan có 29.002 ngôi chùa (16). Mặc dù ngành giáo dục phổ cập Thái Lan chính thức ra đời từ triều đại vua Rama V (1868-1910), nhưng Phật giáo vẫn đóng một vai trò quan trọng trong môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Giáo lý nhà Phật dạy về cách chọn nghề và thực hiện công việc chân chính, được áp dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội, do vậy người dân biết tận dụng để duy trì một gia đình hạnh phúc, ổn định về kinh tế.

1. http://www.buddhanet.net/pdf_file/bud-thailand.pdf

2. https://gdptthegioi.net/2016/09/quoc-ky-thai-lan-la-co-mang-y-nghia-phat-giao

3. https://nghiencuulichsu.com/2013/08/27/vua-mongkut-va-duong-loi-cach-tanthai-lan-theo-phat-giao

4. Hai nhà vua đều tu hành hành tại chùa Wat Bowornnivet Vihara, Thủ đôBangkok.

5. http://www.visitchiangmai.com.au/history.html

6. https://thuvienhoasen.org/a18300/phat-giao-tai-thai-lan

7. A Survey of Thai Arts and A chitectural Attractions - Chulalongkorn University,Bangkok, 1998.

8. http://dulichdisanviet.vn/thong-tin/van-hoa-phat-giao-tai-dat-nuoc-thai-lan

9.https://sites.google.com/site/phrasayyankietsaksy/khwam-sakhay-khxngphraphuthth-sasna-tx-sangkhm-thiy-ni-thana-pen-sasna-praca-chati10 A Survey of Thai Arts and A chitectural Attractions - Chulalongkorn University,Bangkok, 1998, p. 44.

10. A Survey of Thai Arts and Achitectural Attractions, Faculty of Art,Chulalongkorn University, Bangkok, 1998.

11. Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Phật giáo Thái Lan ở Chiềng Mai và Băng Cốcqua một số ngôi chùa tiêu biểu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.

12. Phong tục tập quán, nghi lễ và những ngày quan trọng của Thái Lan (TiếngThái), Thanakit, Bangkok.

13. http://www.thaifolk.com/Doc/culture_e.htm

14. http://www.thailandlife.com/blessingnewhouse.htm

15. http://www.bangkokbiznews.com/blog/detail/64125916. http://siampublic.com/religious/791/buddhism-thailand-relations

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Tư tưởng triết học, nhân sinh quan của Phật giáo Theravada chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống xã hội Thái Lan và tiếp tục phát huy trong đời sống thực tiễn đất nước này.

Nhiều nguồn tư liệu cho thấy, Phật giáo được truyền vào Thái Lan từ rất sớm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, Phật giáo tông phái Theravada thâm nhập từ thời kỳ vương triều Chiang Sen (957-1057) và thời kỳ vương triều Lan Na (5) (thành phố của Lan Na là Chiang Maiđược xây dựng vào năm 1254) và bắt đầu có ảnh hưởng đến Thái Lan.

Phật giáo thực sự đặt nền móng, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội Thái Lan từ triều đại Sukhothay (1350-1567). Đây là giai đoạn Phật giáo phát triển mạnh mẽ, các vị vua đều theo sùng tín Phật pháp, tích cực ủng hộ xây dựng chùa chiền lớn, đào tạo tăng tài để phát triển Chính pháp, thậm chí có nhiều nhà vua xuất gia như vua Ram Khamhaeng và vua Li Thai (6). Phật giáo được coi như tôn giáo quốc gia của Thái Lan, bởi phần lớn người dân là Phật tử (Phật giáo chiếm khoảng 95% dân số, Islamgiáo chiếm khoảng 3,8%, Kitô giáo khoảng 5%, còn lại là các tôn giáo khác) (7) và Thái Lan là quốc gia theo Phật giáo lớn thứ 2 trên thế giới, sau Sri Lanka (8). Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặt của xã hội, có thể tóm lược khái quát về vai trò của Phật giáo ở Thái Lan, đó là: 1) Phật giáo hình thành nhân cách lối sống của người Thái, bởi vì người Thái mang những nguyên tắc đạo đức của Phật giáo để thực hành trong cuộc sống hằng ngày, do đó người Thái có một tấm lòng tốt và thân thiện; 2) Phật giáo là nguyên tắc chính trong điều hành đất nước.

Trong quá khứ, các vị vua đều áp dụng các nguyên tắc của Phật giáo trong việc điều hành quản trị quốc gia; 3) Phật giáo là trung tâm tinh thần, nguyên tắc trong Phật giáo là tập trung vào tình yêu, sự hòa hợp, đó là trung tâm người Thái là một; 4) Phật giáo là nguồn gốc của văn hóa Thái Lan, lối sống của người Thái gắn liền với Phật giáo. Nó là một khuôn khổ cho việc thực hành các nghi lễ trong Phật giáo, như: lễ kết hôn, tang ma và công đức (90… Phật giáo là hạt nhân của văn hóaThái, được định hình trong tư tưởng, suy nghĩ, trong truyền thống và nghệ thuật, tuy nhiên người Thái vẫn chấp nhận các tín ngưỡng khác như Bàlamôn giáo (Brahminism), và các tín ngưỡng khác thể hiện trong các nghi lễ hằng ngày (10). Phật giáo Theravada, dưới sự bảo trợ của nhà vua RamKhamhaeng, đã được chấp nhận là tôn giáo chính ở Thái Lan. Thời kỳ này nhiều chùa hoàng gia, và chùa địa phương được xây dựng cho người dân để thực hiện nghi lễ tôn giáo và làm công đức. Điều này đã được khắc trên bia đá năm 1292, đề cập đến người dân Sukhothay thường xuyên làm công đức và thực hành các nghi lễ tôn giáo tại chùa, đặc biệt là vào thời gian lễ hội Phật giáo Khau Phăn Sả (11).

Thái Lan đã chú trọng đến lĩnh vực giáo dục đào tạo về Phật giáo từ nhiều thập niên trước. Hai trường đào tạo Phật giáo quan trọng tại Bangkok ở cấp độ Đại học (University level): Trường Đại học Phật giáo Mahamakut (Mahamakut Budhism University) tại chùa WatRajborpitsathitmahasimaram, thành lập từ năm 1946. Sau khi tốt nghiệp, học viên được cấp bằng cử nhân về Phật giáo “SasannasatrPundit”. Khóa học tại đây phải trải qua 7 năm học (trong đó 4 năm cuối là đào tạo trình độ đại học). Một tu viện khác đào tạo ở cấp độ đại học là Mahachulalongkornrajavidyalaya University tại chùa WatMaha That. Trường này do nhà vua Chulalongkorn (Rama V) cho xây dựng từ năm 1947. Ngoài cơ sở chính tại Bangkok, còn có trên 10 chi nhánh tại các tỉnh: Chiang Mai, Nong Khai, Hat Yai, Nakhon SiThammarat, Khon Kaen, Nakhon Ratchasima (12)... Chương trình đào tạo (dành cho cả học viên trong nước và quốc tế từ bậc cử nhân đến tiến sĩ, trong đó đại học 4 năm, cao học 2 năm, tiến sĩ 3 năm). Khi tốt nghiệp, học viên được cấp bằng cử nhân Phật học “BuddhasastrPundit”.

Trụ sở Phật giáo lớn nhất hiện nay của Thái Lan đặt tại chùa Wat Mahathat. Đây là một trong sáu ngôi chùa thuộc Hoàng gia, là trung tâm Phật học và thiền Vipassana. Chùa được xây dựng vào thời Ayutthaya và chủ yếu được sử dụng thực hiện các nghi lễ Hoàng gia (13).