Chi tiết: hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thương mại
Quý khách có thể liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thương mại.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Lệ phí công bố là:100.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm nghìn đồng).
Hiện nay, Luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm.
Một số đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại mang một số đặc điểm sau đây:
Hoạt động thương mại gồm: Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Ngành nghề kinh doanh được đăng ký theo mã ngành:
Chủ doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi, thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo quy định hiện hành.
Khi doanh nghiệp đăng ký mã ngành nghề kinh doanh cần lưu ý các điểm sau:
Khi mã ngành nghề của doanh nghiệp chưa được cập nhật vào cổng thông tin quốc gia thì doanh nghiệp sẽ nhận thấy trên hệ thống cổng thông này đưa ra những lưu ý với màu xanh và màu đỏ. Do vậy doanh nghiệp phải thực hiện cập nhật mã ngành theo đúng quy định của Quyết định 27/2018.
Do vây, bạn cần nghiên cứu, tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong quá trình soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thương mại
Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không có mã ngành nghề cụ thể nào quy định cho hoạt động kinh doanh thương mại. Mã ngành nghề đăng kí kinh doanh thương mại trong các trường hợp đăng kí kinh doanh chính là mã ngành nghề đăng kí kinh doanh của hoạt động mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Nếu hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn có những đặc điểm của kinh doanh thương mại thì đều có thể gọi mã ngành nghề của ngành nghề đó là mã ngành nghề kinh doah thương mại.
Ngành nghề kinh doanh thương mại thường tập trung ở các ngành nghề bán buôn, bán lẻ nằm ở nhóm ngành cấp 1- G.
Một số mã ngành nghề kinh doanh thương mại:
Chi tiết: Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)
Chi tiết: Đại lý ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)
Chi tiết: Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác
Chi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt
Chi tiết: Bán lẻ mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh lưu động hoặc tại chợ
Chi tiết: Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng lưu động hoặc tại chợ
Ngành nghề kinh doanh thương mại còn tập trung ở các ngành nghề cung cấp dịch vụ ở nhóm cấp 1-H, I.
Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
Chi tiết: Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển
Chi tiết: Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
Chi tiết: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới
Chi tiết: Vận tải hành khách hàng không theo tuyến và lịch trình cố định
Quy định của pháp luật về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm
Hiện nay, pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghe kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tuy nhiên ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.
Theo đó, ngành nghề kinh doanh thực phẩm thuộc ngành nghề được phép kinh doanh.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thể sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh. Mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã ngành nghề kinh doanh khác nhau, nên khi đăng ký theo mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.
Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Vậy nên, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thực phẩm trước hết phải đăng ký mã ngành nghề.
Căn cứ Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, công ty/hộ kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với điều kiện để được thành lập:
Đối với điều kiện để được hoạt động:
Theo Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và phải đáp ứng các điều kiện như trên để được hoạt động. Tuy nhiên, điều kiện trên không áp dụng với hình thức kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định, kinh doanh thức ăn đường phố.
Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:
Ngoài ra, căn cứ Phụ lục IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép án toàn vệ sinh thực phẩm tại Bộ/Sở Công Thương.
Hoạt động kinh doanh bị cấm hoạt động theo Luật Đầu tư
Cũng giống như những hoạt động kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh thương mại cũng sẽ phải tuần thủ quy định của Luật Đầu Tư về các ngành nghề không được phép kinh doanh.
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm
Mã ngành 4632 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ngành nghề kinh doanh, bao gồm các mã ngành chi tiết như sau:
Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn);
Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh được phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phầm khác);
Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh được phân vào nhóm 1101 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm 1102 (Sản xuất rượu vang).
Bán buôn thit gia súc, gia cầm tươi, đông lanh, sơ chế;
Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm.
Loại trừ: Bán buôn gia súc, gia cầm sống được phân vào nhóm 46203 (Bán buôn động vật sống).
Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh và chế biến, nước rau ép;
Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến, nước quả ép.
Bán buôn đường, bánh, mứt, kẹo, sôcôla, cacao …;
Bán buôn sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc … và sản phẩm sữa như bơ, phomat …;
Bán buôn mỳ sợi, bún, bánh phở, miến, mỳ ăn liền và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.
Bán buôn trứng và sản phẩm từ trứng;
Bán buôn dầu, mỡ động thực vật;
Bán buôn hạt tiêu, gia vị khác;
Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh.
Làm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp bao gồm:
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!
Xin mến chào các bạn và chào mừng các bạn quay trở lại với Công ty Luật Việt An. Và hôm nay, công ty Luật Việt An xin chia sẻ với các bạn về chủ đề liên quan đến Hệ thống ngành nghề đăng ký kinh doanh được hệ thống hoá theo Quyết định số 27/2018 của Chính phủ.
Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại Phụ lục I của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.