Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng – Cao Bằng
Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương và xuất nhập cảnh. Từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng đạt 206,3 triệu USD. Về hoạt động xuất nhập cảnh, trung bình mỗi ngày có khoảng 400-500 lượt người làm thủ tục xuất nhập cảnh qua cửa khẩu.
Được biết sau khi Trung Quốc bãi bỏ chính sách Zero Covid, đến nay, có 160 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng. Hàng xuất khẩu chính, gồm: sắn lát khô, cây thạch đen, hoa quả tươi, nhân hạt điều, khoai lang tươi, cà phê, hạt sen… Đặc biệt, trong tháng 4, đã cho thông quan lô khoai lang đầu tiên có trọng lượng 140 tấn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc
Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên và nước thứ ba (khu vực) xuất, nhập cảnh qua biên giới. Dưới đây là danh sách cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc mà SUTECH tổng hợp được.
Cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc có vai trò gì?
Cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác. Các cửa khẩu này đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu là các cơ quan chức năng thực hiện các công việc như: làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu; bao gồm: Biên phòng; Hải quan; Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).
Khi người và hàng hóa muốn giao thương hoặc di chuyển qua cửa khẩu cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan phụ trách như biên phòng, hải quan…
Hiện tại, cửa khẩu biên giới Việt Nam được chia thành cửa khẩu Quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ và lối mở biên. Mỗi một cửa khẩu sẽ có những chức năng quyền hạn khác nhau, vậy doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc tham khảo danh sách cửa khẩu dưới đây.
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị – Lạng Sơn
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn nằm trên tuyến Quốc lộ 1A cách thành phố Lạng Sơn 17km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị có diện tích 124ha, tổng mặt bằng khu quy hoạch được tổ chức thành hai khu vực chức năng là khu đối ngoại bao gồm đường giao thông 6 làn xe.
Hằng năm, có trên 30 nghìn lượt phương tiện hàng hóa và có từ 40 đến 50 ngàn lượt phương tiện chuyển tải hành khách tại khu vực cửa khẩu. Mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và mỗi ngày xuất khẩu đến 179 xe, tổng phương tiện xuất khẩu đạt 35.851 xe.
Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu chủ yếu là hoa quả tươi, trong đó có mặt hàng sầu riêng đang được đẩy mạnh. Có thể thấy cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là địa điểm quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy – Hà Giang
Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang kết hợp với cửa khẩu quốc tế Thiên Bảo, Trung Quốc. Các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa diễn ra sôi động, một số mặt hàng giao thương thường thấy như: gỗ ván bóc, hoa quả, tinh bột sắc, chè, kim loại.
Nhìn chung chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy đạt 35,9 triệu USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 22,5 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,4 triệu USD.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương với cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế thương mại qua biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tính đến tháng 10/2023 có đến 556 doanh nghiệp đang tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai. Kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023 đến ngày 30/09 đạt 417,9 triệu USD. Riêng mặt hàng nông sản do Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt gần 220 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ 2022.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: thanh long, chuối, dưa hấu, gỗ ván bóc, sắn khô, đặc biệt đầu năm có xuất khẩu thêm sầu riêng. Có thể thấy đây là một trong những cửa khẩu quốc tế có hoạt động giao thương sôi động nhất. Tính trung bình mỗi ngày có khoảng 300-400 phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, trong đó có 100-130 phương tiện Việt Nam.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Quảng Ninh
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu thuộc địa phận phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thông thương sang cửa khẩu quốc tế Đông Hưng, Trung Quốc.
Hoạt động trao đổi hàng hóa tại hai cửa khẩu này rất sôi động, một số mặt hàng hoa quả nông sản có lượng hàng xuất khẩu đạt tới gần 22.000 tấn. Xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh có đến 36.516 tấn và xuất khẩu tôm, cua, cá sống có đến 15.978 tấn. Tính tới hết ngày 13/7/2023, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đạt khoảng gần 870.000 tấn.
Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia gần tỷ USD
Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia cũng tăng mạnh.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt gần 4,94 tỷ USD, tăng 25,6% so cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 1 tỉ USD. Đáng chú ý, dù mới hết tháng 10 nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia cao hơn cả năm 2021.
Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia láng giềng này đạt 4,83 tỷ USD. Trong đó, các nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, đạt từ 100 triệu USD trở lên là xăng dầu, sắt thép, dệt may, phân bón, giấy và sản phẩm từ giấy… Riêng xuất khẩu xăng dầu sang Campuchia năm 2022 tăng gần 79% so cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng 245 triệu USD, đạt 556 triệu USD. Dẫn đầu là sắt thép với hơn 1 triệu tấn, kim ngạch 827 triệu USD.
Chiều ngược lại, việc nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia trong 10 tháng qua đạt 4,13 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, 10 tháng qua, Việt Nam xuất siêu 810 triệu USD. 2 nhóm hàng hóa được nhập khẩu lớn nhất là cao su và hạt điều với kim ngạch hơn 1 tỷ USD. Cụ thể, nhập khẩu cao su tăng 16,4%, tương đương 180 triệu USD (đạt 1,28 tỷ USD), nhưng nhập khẩu của nhóm hàng hạt điều giảm mạnh từ 1,85 tỷ USD xuống còn 1,08 tỷ USD.
Dự báo cho thấy tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Campuchia năm nay có thể cán mốc 10 tỷ USD.
Trên đây là một số thông tin về các mặt hàng Việt Nam thường xuyên xuất khẩu sang Campuchia mà Vận chuyển Phước An chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc Việt Nam xuất khẩu gì sang Campuchia.
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề:
người quản lý nội dung số của Vận Chuyển Phước An. Với kiến thức, kinh nghiệm về chuyên ngành Logistics, tôi tự tin và mong muốn được chia sẻ nhiều hơn tới bạn những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này.
Việt Nam có đường biên giới ngay gần Trung Quốc nên có nhiều cửa khẩu phục vụ cho hoạt động thương mại và di chuyển. Vậy bạn đã biết danh sách các cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc chưa? Chúng nằm ở những tỉnh nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.