This site uses cookies from Google to deliver its services and to analyze traffic. Information about your use of this site is shared with Google. By using this site, you agree to its use of cookies.
Vậy thì tại sao lại nên lựa chọn du học nghề tại Úc?
VET (viết tắt của Vocational Education and Training) và TAFE (viết tắt của Australian Technical and Further Education) là những tên được gọi cho các trường đào tạo chương trình nghề tại Úc.
Du học tại Úc với các trường nghề này cũng được chia làm hai loại giống như trường đại học hoặc cao đẳng là trường công lập và trường tư thục. Chính phủ Úc sẽ trực tiếp quản lý các trường công lập còn chính quyền địa phương (thường là chính quyền của các tiểu bang) sẽ quản lý các trường tư thục.
Tuy nhiên các sinh viên quốc tế yên tâm rằng chất lượng giáo dục không hề có sự phân biệt giữa hai loại trường trên.
Chương trình dạy nghề tại xứ chuột túi thường yêu cầu đầu vào thấp hơn và sau khi học xong nếu có mong muốn sinh viên có thể chuyển tiếp lên bậc đại học. Trên thực tế sinh viên khi du học nghề tại Úc thường có kỹ năng thực tế tốt hơn do thường xuyên được tham gia các khóa thực tập nâng cao tay nghề do nhà trường cung cấp. Từ đó có thể thấy khả năng việc làm sau khi ra trường là cực kỳ cao.
Một lớp học nghề tại Úc thông thường chỉ gồm dưới 15 sinh viên, vì vậy các giảng viên có thể quan sát và quan tâm đến sinh viên nhiều hơn. Đồng thời, các sinh viên cũng có cơ hội sử dụng các thiết bị học tập một cách thường xuyên hơn.
Học phí tại các trường nghề ở Úc có mức thấp hơn nhiều so với các khóa học đào tạo cao đẳng hay đại học nhưng kiến thức, chất lượng giảng dạy cũng như môi trường để thực hành không hề kém một chút nào, thậm chí kỹ năng thực tế có trường còn vượt trội hơn.
Thông thường các khóa học nghề tại Úc được tổ chức bởi các trường cao đẳng hoặc các trường phổ thông. Sau khi học xong khóa học này, sinh viên có thể học lên cao hơn hoặc tìm kiếm việc làm tùy vào nhu cầu của từng cá nhân.
Sự khác biệt giữa chương trình nghề và đại học ở Úc là gì?
– Điều đầu tiên phải kể đến là tính thực tiễn của chương trình nghề cao hơn so với đại học. Chương trình học này chú trọng vào thực hành, ứng dụng thực tế và nâng cao tay nghề. Giúp cho sinh viên sau khóa học có thể đi làm ngay mà không chỉ biết lý thuyết. Ngoài ra nhiều trường dạy nghề tại Úc cho phép sinh viên có thể được đào tạo trong và ngoài lớp học. Ví dụ như bạn có thể tham gia vào các hoạt động thực tập, các khóa hội thảo để nâng cao kiến thức của bản thân về chuyên ngành đang theo học.
– Thứ hai, sau khi học xong chương trình nghề bạn có thể học tiếp lên đại học hoặc lấy chứng chỉ và đi làm luôn tùy vào nhu cầu của bạn thân. Thêm vào đó bạn sẽ có cơ hội xin visa tạm trú để ở lại Úc trong vòng 18 tháng. Nếu tốt hơn bạn sẽ xin được công việc tại Úc và cơ hội định cư tại đất nước chuột túi này sẽ rộng mở hơn nữa.
Các bạn và phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu về du học Úc và tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ:
Hà Nội Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội ĐT: (04) 3771 3561 / 09 2 363 5656 Email: [email protected]
Hồ Chí Minh Địa chỉ: Tầng 11, Tòa Nhà Deli , 70 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TPHCM ĐT: (08) 3820 7759 / 09 3 499 9329 Email: [email protected]
Việc làm và thu nhập đều cải thiện
Thông tin về tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội 9 tháng năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội cho biết, nhờ tiếp tục chú trọng thực hiện các giải pháp tạo việc làm mới cho người lao động, 9 tháng năm 2024, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 178.747/165.000 lao động, đạt 108,3% kế hoạch năm, tương đương tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, có 47.341 lao động được giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 3.377 tỷ đồng. Số người lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm là 13.571 lao động. Số lao động đi xuất khẩu lao động là 3.394 lao động. Số lao động được cung ứng giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 114.441 lao động.
Sở LĐ-TB&XH Hà Nội thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường lao động để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, thông tin thị trường lao động để kết nối cung - cầu, hỗ trợ việc làm cho người lao động.
Trong 9 tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 193 phiên giao dịch việc làm với 5.707 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, tổng số nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh là 108.673 người; tổng số lao động được phỏng vấn là 39.438 người; số lao động được tuyển dụng tại phiên 13.571 người. Cũng trong 9 tháng, thành phố đã ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 58.925 người, số tiền được hỗ trợ là 1.798,4 tỷ đồng; 100% trường hợp đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm, trong đó, đã hỗ trợ học nghề để tìm việc làm mới cho 842 người, số tiền hỗ trợ học nghề là 3,377 tỷ đồng.
Từ nay đến cuối năm, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu với thành phố thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/1/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội. Sở tiếp tục tham mưu các giải pháp định hướng đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm; tư vấn giới thiệu việc làm qua hệ thống sàn giao dịch việc làm chính và 13 sàn giao dịch việc làm vệ tinh; đẩy mạnh hỗ trợ người lao động có nhu cầu vay vốn từ nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo đối tượng người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, tăng hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động.
Về thu nhập của lao động, xét theo vùng kinh tế - xã hội, so với quý trước, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tăng lên không đồng đều ở các vùng trong cả nước. Trong đó, thu nhập của người lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng được cải thiện hơn. Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng quý III là 9,1 triệu đồng, tăng 5,8% so với quý trước, cao hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động tại vùng này cùng kỳ năm ngoái (quý III/2023 tăng 3,3%). Thu nhập của người lao động tại một số địa phương trong vùng có tốc độ tăng cao như: Hà Nội 10,7 triệu đồng, tăng 6,6% so với quý trước (tương ứng tăng 659 nghìn đồng); Nam Định 7,6 triệu đồng, tăng 5,7% (tương ứng tăng 406 nghìn đồng).
Nhiều ngành nghề tăng nhu cầu tuyển dụng
Báo cáo tình hình thị trường lao động Hà Nội tháng 9 của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy, giai đoạn nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu hồi phục tích cực. Chính vì thế, các sàn giao dịch bắt đầu “tuyển quân”. Theo nhận định của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, xu hướng tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ tập trung vào một số điểm chính, trước hết là tăng cường chuyên môn và kỹ năng bất động sản. Với sự phát triển của thị trường bất động sản, doanh nghiệp đang tăng cường tuyển dụng những chuyên gia có kiến thức sâu sắc và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này.
Xu hướng tiếp theo là phát triển công nghệ trong quản lý bất động sản. Công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quản lý bất động sản, từ quản lý dự án đến dịch vụ khách hàng. Do đó, doanh nghiệp đang tăng cường tuyển dụng các chuyên gia công nghệ để phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ mới như phần mềm quản lý bất động sản và các ứng dụng di động, nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Xu hướng quan trọng nữa là chú trọng vào dịch vụ khách hàng. Vì vậy, tuyển dụng nhân viên có khả năng giao tiếp tốt và tâm huyết với việc phục vụ khách hàng, giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo ra sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, dự báo nhu cầu về kỹ năng bán hàng và tiếp thị sẽ ngày càng được các doanh nghiệp bất động sản chú trọng. Kỹ năng bán hàng và tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng trong thị trường bất động sản cạnh tranh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh tăng cường tư vấn bất động sản chuyên nghiệp khi tư vấn bất động sản có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ cho khách hàng trong quá trình mua bán và cho thuê bất động sản.
Báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng cho biết, bên cạnh bất động sản, nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác cũng chứng kiến sự tăng trưởng, từ đó thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng lao động tăng. Trong tháng 9, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là khoảng hơn 40 nghìn vị trí, tập trung vào các nhóm ngành như: Bán buôn, bán lẻ và hoạt động dịch vụ khác, chiếm khoảng 47%; tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - xây dựng; ngành giáo dục và đào tạo. Cũng theo số liệu của Trung tâm, trong tháng 9, số người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm khoảng 25 nghìn người, tập trung chủ yếu ở nhóm chưa qua đào tạo, chiếm gần 40%, tập trung vào các công việc như công nhân sản xuất, nhân viên bán hàng. Tiếp đến là trình độ đại học trở lên, chiếm 32%, tập trung tìm kiếm việc làm ở các công việc như nhân viên văn phòng, kế toán, kỹ thuật viên...
Nhận định về triển vọng thị trường lao động trong thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, thị trường lao động của thành phố sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng. Điều này có được nhờ việc thành phố đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI. Với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ..., sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội tăng trưởng ổn định.
Dự báo một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ, tăng 4% so với tháng trước; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,5%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 2,5%. Tuy nhiên, có một số nhóm ngành dự kiến giảm nhu cầu tuyển dụng như: Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ, giảm khoảng 0,8%; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm giảm khoảng 0,5%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm khoảng 0,4%.
Để tiếp tục hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong tình hình mới, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp kết nối việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, hình thành mạng lưới thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động từ thành phố tới cơ sở. Cùng đó, trung tâm tiếp tục tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung - cầu lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn việc làm và các điểm sàn vệ tinh; đồng bộ tổ chức các phiên giao dịch việc làm đặc thù và phiên giao dịch việc làm lưu động.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn. Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động đạt 7,6 triệu đồng, tăng 176 nghìn đồng so với quý trước và tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,4 lần ở nông thôn (9,3 triệu đồng so với 6,6 triệu đồng).